Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

Tản Mạn Cuối Năm 2021

Thân chào các Bê (*),

Ngày mai 25 tháng Mười Hai, ngày mừng lễ Giáng Sinh. Chúa sinh ra đời với tin mừng bình an dưới thế cho người thiện tâm. Chúc các Bê một mùa Giáng Sinh vui vẻ và nhiều sức khỏe. 
Nhưng hôm nay thì xin ghi lại đây một ít suy nghĩ về năm 2021.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Nhị phân (binary).
Nhân quần xã hội đang ở vào thời mà chúng ta nhìn đời bằng lăng kính nhị phân: sự việc nào, sự kiện nào cũng được đánh giá, phán xét bằng con mắt nhị phân. 
  • Hoặc tốt, hoặc xấu
  • Hoặc trắng, hoặc đen
  • Hoặc nhân bản, hoặc vô luân
  • Hoặc Cộng Hòa, hoặc Dân Chủ
  • You either are with us, or against us! (George W. Bush) -- Một thứ slogan: "phe ta, phe địch"
Nói chung, chúng ta cho rằng sống phải có lập trường! 
Không được "ba phải"! Nhãn quan phải là nhị phân!

Thực tế cho thấy là nhân sinh quan nhị nguyên tuy đơn giản, dễ hiểu nhưng thường là sai và dẫn đưa con người vào những bạo loạn, tàn ác với nhau.  Kỳ thị cũng bắt nguồn từ những tư tưởng nhị phân thô thiển, ấu trĩ này. 
  • Sự việc không bao giờ là trắng hay đen! Phần lớn là một sắc xám.
  • Chính sách nào, chủ trương nào cũng có cái hay, cái dở và hoàn cảnh thường có ảnh hưởng rất lớn.
Chúng ta vẫn nên có niềm tin (belief), ước vọng (wish), và nguyên tắc (principle) nhưng chúng ta cũng nên đối xử với người khác chính kiến, với mình, với sự tương kính. Biết đâu là Nếu Tôi Sai...




Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Xin đừng dùng tuổi già như một bằng chứng của sự thông thái.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

An Toàn khi Quẹo Trái

Thân chào các Bê (*),

Trước hết thì xin nói là Đệ viết là viết lăng nhăng, Bê thích thì đọc (không thích thì cũng nên đọc trước khi chỉ trích). Viết điều gì thì chắc chắn là sẽ có người biết rồi và sẽ có người cho là không quan trọng, không cần thiết, ấy thế mà...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Hôm nay viết một đề tài mà khá nhiều người lái xe hơi mắc phải (kể cả người Mỹ bản xứ): quẹo trái mà không dùng làn giữa đường (dành cho xe muốn quẹo trái).
Thật khó diễn tả bằng văn tự, may sao mà một bài viết bằng tiếng Mỹ có mấy cái hình rất... "to the point" (xem phụ chú B):
  • Hình của tựa bài: Khi không muốn quẹo trái (hoặc trở đầu xe, U turn, khi cho phép) thì đừng vào làn giữa.
  • Hình kế (When in the turn lane, stay within the lines so you don’t block other traffic) chỉ cách quẹo trái: bật đèn quẹo trái, lái vào làn giữa và chờ cho tới khi an toàn thì quẹo trái (từ làn giữa).
  • Hình kế (If a road has a center left turn lane and you intend to turn left, use the turn lane) là hình chỉ các cách quẹo trái của xe chạy chiều này hay chiều kia ở nhiều tình huống (xin đừng dùng chữ "kịch bản", nhe)
  • Quan trọng nhất là cái hình kế tiếp (The green car is using the center turn lane to enter the main road): chỉ cách quẹo trái để vào dòng xe. Rất nhiều lần, xe Đệ ở phía sau một chiếc xe (góc phải ở dưới, bottom right) muốn quẹo trái để vào dòng xe. Chiếc xe này muốn quẹo trái mà không dám vì dòng xe vẫn chạy từ phài sang trái (làn xe của họ) mặc dầu không đụng chạm gì tới làn giữa để quẹo trái!  Các xe sau đều phải chờ vì chiếc xe đầu không dám quẹo! Phải nói ngay là Bê nên cẩn thận khi quẹo trái trong trường hợp này vì có thể gây tai nạn nếu quẹo trái (vào làn giữa) quá bất ngờ.
Tóm lại là nếu đường có làn giữa đề dành cho xe muốn quẹo trái thì khi mình muốn quẹo trái thì CẨN THẬN và DÙNG làn giữa mà quẹo trái. Đệ đã thấy rất nhiều người không dùng làn giữa này mà quẹo luôn vào làn xe của các xe đang di chuyển trong làn đó. Việc này dễ gây tai nạn và phạm luật lái xe. Nếu quá nhát mà không dám quẹo trái và không dùng làn dành riêng cho quẹo trái thì lại cản trở lưu thông.

Khi đường có làn giữa thì quẹo trái gồm hai bước (2 steps): 
  • Vào làn giửa rồi chờ
  • Khi thấy an toàn thì mới từ làn giữa mà quẹo trái.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Center Turn Lane Rules Explained: How to Use Them to Make Safe Left Turns

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

Fall on Your Face - Té Bổ Nhào

Thân chào các Bê (*),

Lãnh đạo là phải tiên liệu vậy mà không biết bao "ông lớn" trong các công nghệ quan trọng lại thất bại, lại té bổ nhào (Falling on the face). 

Hôm nay, Đệ lại xin viết lăng nhăng về một đề tài: Hãng lớn với bao nhân tài làm việc có khi nào thất bại, phá sản không? Câu trả lời ai cũng biết: Có, mà còn nhiều nữa! Vì sao?

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Bài này xin chỉ viết về một trường hợp mà theo Đệ thì là một trường hợp kinh điển (academic study case) cho những ai muốn tìm hiểu thêm để trả lời, tại sao, cho những thất bại của những "ông lớn". Ông lớn ở đây là hãng điện thoại gốc từ Phần Lan: Nokia. Hẵn là Bê còn nhớ vài thập niên trước sở hữu một máy điện thoại di động Nokia là mơ ước của nhiều người. Ngày nay, ai cũng muốn có iPhone, có Samsung phone. 
Lịch sử cho thấy rõ là Nokia đã thất bại trong việc làm chủ (và chia sẻ) thị trường điện thoại thông minh (smartphones), xin xem giản đồ phần trăm số đơn vị bán ra thị trường từ 2004 tới 2013 trong phụ chú C. Từ 2017, 12.6% xuống 6% năm 2013! 

Phụ chú C nêu ra 6 lý do:
  • Nokia đã chậm bước trong việc hội nhập với thế giới Android của Google.
  • Nokia đã rơi vào thế thiếu sáng tạo và không có viễn kiến thực tế (lack of innovation and vision)
  • Nokia đã quá tự tin trong việc coi trọng sản phẩm của mình (overestimated its brand value)
  • Nokia đã qúa bảo thủ và muốn tránh mạo hiểm nên bỏ lỡ cơ hội sáng tạo dành thị trường.
  • Việc sát nhập vào Microsoft (phụ chú F) là một thất bại không những cho Microsoft mà còn là  thất bại cho Nokia. Chỉ trong hơn hai năm (2014-2016) liên minh này đã thua lỗ (Microsoft bỏ ra 7.2 tỷ USD mua Nokia và sau đó bán lại với giá 350 triệu USD).
Điều đáng kinh ngạc là đây không phải là bài học đầu tiên về thất bại của các ông lớn trong công nghệ. Vào năm 2018, Đệ có viết một đoạn trong bài Closure Ritual -- Sang Trang trong Nghi Lễ nói về mối quan hệ giữa IBM và Microsoft. Ngày đó, Microsoft đã quyết định đúng là đi với Windows (bỏ OS/2); ngày sau chính Microsoft lại quyết định sai khi mua lại Nokia! 

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. 
Tạo hoá gây chi cuộc hý trường...
Thăng Long Hoài Cổ -- Bà Huyện Thanh Quan.

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

USB và Vấn Đề -- Cập nhật II

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay lại xin lăng nhăng bàn về một đề tài mà có lẽ tất cả chúng ta đều ít nhiều dùng nó trong đời sống hằng ngày (xin xem bài viết cũ năm 2016 với cùng đề tài ở phụ chú B).
Bài này sẽ viết thêm những điều không có trong bài cũ...

Cập nhật I: https://youtu.be/PctX3kcTj5U


Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

Những điều nhắc lại:

  • Vận tốc của loại USB có khác nhau: USB 3.2 Gen 1 (3.0, 3.1 Gen 1 SuperSpeed) có thể tải 5 Gbps (Giga Bits per second; bits chứ không phải là bytes; một byte là 8 bits) nếu hai máy đều hỗ trợ USB 3.2 Gen 1 hoặc mới hơn).
    Điều này quan trọng vì nếu một máy có lỗ cắm USB 3.2 Gen 1 và USB 1.1 (tối đa 12 Mbps; mega bites per second) thì nếu sơ xuất mà cắm vào lỗ cắm USB 1.1 thì một đầu là USB 1.1, một đầu là USB 3.2 Gen 1 và vận tốc tải sẽ là chỉ tối đa 12 Mbps! So với trường hợp cả hai đầu là USB 3.2 Gen 1 thì sẽ nhanh (5 Gbps = 5000 Mbps) chia cho 12 Mbps = 416.67 lần. Thí dụ chuyển dữ liệu với hai đầu 5 Gbps mất 1 phút thì với trường hợp một đầu là USB 1.1 sẽ mất 416.67 / 60 = gần 7 tiếng! Chỉ vì cắm dây không đúng chỗ.
  • Điều trên có được là vì USB mới thì nhanh hơn nhưng vẫn hỗ trợ USB trước (chậm hơn)

Những điều chưa đề cập trong bài cũ:

  • Khi mua USB hub (ổ cắm USB chia một đường cắm thành nhiều đường cắm) thì phải cẩn thận:
    • Coi chừng quá tải vì nếu lỗ cắm trên máy computer được thiết kế để nối kết với một máy bên ngoài (one peripheral device) thì nay, dùng hub, phải nối với, có khi, 4 máy bên ngoài. Nếu computer phải cung cấp điện cho bốn máy bên ngoài thì coi chừng quá tải.
      Nếu quá tải mà cách cắm không hoạt động (shutdown function) thì còn là hên vì mình chỉ việc cắm ít máy hơn.
      Nếu quá tải mà máy còn cố làm việc thì có khi cháy máy hoặc tín hiệu/dữ kiện cần chuyễn cho máy này thì lại bị chuyển tới máy khác (vì lẫn lộn địa chỉ; thí dụ như tín hiệu xóa ổ cứng (hard drive) này lại được chuyển tới ổ cứng khác thì nguy!)
    • Hub "dỏm" có thể lẫn lộn địa chỉ dù không quá tải. Xin xem đoạn cuối điểm phần trên.
    • Nên mua USB hub từ một hãng lớn có tín nhiệm dù ngày nay có khi hub dỏm chỉ bán giá trên dưới $10.
    • Đừng dùng hub cho việc chuyển files. Nếu chuyển files thì nên cẩn thận mà cắm máy bên ngoài (peripheral device) trực tiếp vào computer.
    • Có khi chỉ cắm cái hub vào computer mà không cắm máy ngoại vi nào vào hub cũng đủ làm cho computer hoạt động sai (malfunctioned).
      Nếu vậy thì nên vứt cái hub này vào thùng rác vì hub có mạch điện làm hư computer!!!
  • Một lỗ cắm trên computer nếu hỗ trợ USB 3.2 Gen 2 (tối đa 10 Gbps) thì có nghĩa là dù USB hub 4 port (4 lỗ cắm) thì nếu cắm 4 máy ngoại vi (có hỗ trợ USB 3.2 Gen 2), bốn máy này phải cùng chia sẻ tối đa vận tốc chuyển 10 Gbps (không phải mỗi máy sở hữu vận tốc 10 Gbps).
  • Sợi dây cũng rất quan trọng từ chiều dài tới dây gồm bao nhiêu dây nhỏ ở trong: muốn chuyển tải 10 Gbps thì dây phải gồm từ 15 tới 18 sợi dây nhỏ ở trong.
  • Cả hai USB 3.2 Gen 1 và Gen 2 đều hỗ trợ USB Power Delivery Specification (USB PD) nên có thể dùng để sạc máy ngoại vi như điện thoại. Cường độ là 20 volts với 5 amps (vị chi là tối đa 100 watts). USB 2.0 chỉ cung cấp 2.5 amps.
  • USB4 là mẫu mực (new protocol) mới với tốc độ lên tới 40 Gbps!
    Nhưng hiện nay chưa có mấy máy hỗ trợ USB4. Nhưng nếu mua máy mới thì nên chọn máy hỗ trợ USB4. Điều này quan trọng khi mình quay video ở chế độ mức tinh vi cao, e.g. 4K, 5.3K, 8K video. Các videos này rất lớn nên cần phải chuyển từ máy quay qua ổ cứng rồi mới chĩnh sửa (editing) và tồn trữ được (storing).
    Một điều đã nói ở trên về chiều dài của dây: USB4 thì chiều dài tối đa là 0.8 mét (so với 3 mét của dây USB 3.2)
Tuy đây là vấn đề kỹ thuật nhưng với Đệ thì cũng chỉ là bàn nhăng, phiếm "loạn" nên xin Bê đừng cả tin. 
Hãy tự mình kiểm nghiệm.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ngày xưa cái gì ra cái đó! Ngày nay, nói là USB nhưng lại còn phải biết hỏi thêm là 1 chấm, 2 chấm hay 3 chấm. Bây giờ lại thêm USB4 (bốn chữ liền nhau không khoảng trống).

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. U Ớt Bê - Cập Nhật II

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Rolling 7-Day Average -- Trung Bình 7 Ngày

Thân chào các Bê (*),

Hôm  nay Đệ lại xin viết về một cách tính toán tưởng là đơn giản nhưng lại gây nhiều hiểu lầm ngớ ngẩn. Hai năm nay, trên thế giới ai cũng nói, cũng nghe, cũng đọc về Covid-19. Nhiều nhà nước, nhiều bệnh viện, và nhiều truyền thông trên thế giới muốn thông tin (và hướng dẫn dư luận) về nỗi lực chống dịch của nước mình. Tốt thôi! 

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Tốt thôi, nếu người viết có tâm, có tầm. 
Tốt thôi nếu thông tin và lời giải thích chính xác/khoa học. 
Tốt thôi nếu người viết tìm hiểu cặn kẽ những phương cách theo dõi số liệu trước khi viết.

Thí dụ về việc không hiểu ngọn ngành mà vẫn viết: Một tờ báo trong nước viết như sau: 
"Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.609 ca/ngày. Trong khi đó vào ngày đầu tuần trước (18-10), trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày là 3.260 ca/ngày. Như vậy trong tuần qua số ca nhiễm trung bình đã tăng thêm 349 ca mỗi ngày.

Câu văn trên có nhiều điểm không chính xác:
  • Trung bình số ca nhiễm mới trong 7 ngày KHÔNG phải là số liệu thu thập được (collected data). Con số ca nhiễm mới mỗi ngày, mới là collected data. Còn trung bình số ca nhiễm mới trong 7 ngày thì người viết phải nhận biết đây là dữ kiện nhà nghiên cứu suy luận ra (derivative data) với mục đích theo dõi cái xu hướng của sự lan lây (xin xem phụ chú B để hiểu tại sao lại "chế" ra rolling 7-day average. (chữ day không có s vì 7-day là tĩnh từ).
  • Rolling 7-day average KHÔNG phải là được tính mỗi tuần như tờ báo viết. Nó được tính mỗi ngày (lấy ngày hôm trước và 6 ngày trước đó cộng lại chia cho 7 thì ra rolling 7-day average của ngày hôm trước).
  • Một con số Rolling 7-day average ở một ngày nào đó KHÔNG mang một ý nghĩa quan trọng nào. Chuỗi số của nhiều Rolling 7-day averages (thường là được biểu thị bằng giản đồ) mới là cái mà chuyên gia muốn quan sát, theo dõi.
  • "Như vậy trong tuần qua số ca nhiễm trung bình đã tăng thêm 349 ca mỗi ngày." Câu này không những vô nghĩa mà còn che dấu một sự thật khủng khiếp: trung bình 3.609 ca nhiễm mới/ngày trong 7 ngày thì chính xác là trong 7 ngày đó có 3.609 x 7 = 25.263 ca nhiễm mới trên toàn quốc!
  • Muốn biết số ca nhiễm mới trong một ngày thì lấy trung bình để làm gì? 
    Và lấy hiệu số hai số trung bình (cách nhau một tuần) để làm gì?

    Chỉ cần nhìn vào số báo cáo (collected data) thì biết được, chứ cần gì làm cho rắc rối mà kết quả lại vô nghĩa? Rolling 7-day average CHỈ hữu ích cho giới chuyên gia trong việc nhìn ra xu hướng lây lan.
    Đối với người đọc ở trình độ trung bình thì trừ hai con số trung bình ca nhiễm mới trong 7 ngày (cách nhau một tuần) thật là rối rắm mà khó hiểu! 
Trên lý thuyết thì điều bài báo nêu lên không sai nhưng không thật là cần thiết cho người đọc và nếu có muốn viết về Rolling 7-day Average thì xin giải thích cặn kẽ cho người đọc với cơ sở khoa học của nó. Phần người đọc thì xin hiểu và phân biệt đâu là collected data (có khi còn gọi là raw data; dữ liệu sống; dữ liệu thâu thập được), đâu là derivative data (dữ liệu do suy luận và nhào nặn để phục vụ cho một khám phá cần thiết. Derivative data rất cần nhưng có khi lại là xấu nếu không biết suy luận khoa học.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Từ ngày con nhỏ, Đệ đọc đâu đó câu: "Đọc sách (ngày nay là báo) mà tin vào sách thì thà đừng đọc!" câu này xin Bê áp dụng cho bài blog này, luôn và ngay! (1)

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Sao Ông Biết?

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay Đệ xin kể một chuyện khá xưa, thời còn học đại học lần đầu tại Mỹ. Thời đó, sinh viên nghèo như Đệ thì phải vừa học vừa làm thì mới sống nổi (và gởi tiền về VN). Một trong những việc làm mà Đệ thích nhất là dạy kèm sinh viên Mỹ về toán lý hóa ở mọi trình độ trung và đại học (hai năm đầu tổng quát). 
Dạy người Mỹ lúc đó có ít nhất hai vấn đề: tiếng Anh và cách giảng dạy tại Hoa Kỳ.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Tiếng Anh thì đương nhiên là dân tỵ nạn mà không ngọng mới là lạ! 
Đệ ngọng vì Đệ không lạ (thường). 
Biết vậy nên Đệ rất cố gắng: giảng sao, nói sao cho sinh viên Mỹ hiểu. 
  • Mỗi khi mà thấy học trò ngớ ra là Đệ phải tìm một cách nói khác đi để giải thích cùng một vấn đề. Thường người kém tiếng Anh thì vừa nói vừa múa (tay); nhưng giảng về toán lý hóa thì không dùng tay được; nên phải phát triển khả năng diễn đạt cùng một khái niệm bằng nhiều hơn một cách. Té ra là thói quen này về sau giúp ích cho mình rất nhiều. 
  • Nói tiếng Anh suốt các buổi dạy kèm cùng với đọc báo Mỹ giúp cho Đệ dần có nhiều tự tin trong giao thiệp (coi TV không hữu ích bằng đọc báo).
  • Sau đó, khi đi làm, thì Đệ tham gia vào nhiều khóa về kỹ năng thuyết trình nên lại học được một số bí kíp trong giao tế và diễn thuyết (xin không triển khai ở bài này).
Còn cách giảng dạy tại Hoa Kỳ thì 
  • Một thí dụ là thiết lập toán chia (Việt thì số bị chia bên trái, số chia bên phải, kết quả bên phải và ở dưới. Mỹ thì số bị chia, dividend, bên phải và ở dưới, xin xem phụ chú B). Chúng ta quen theo lối VN nên ngày đó Đệ cứ làu bàu là Mỹ nó thật là "stupid".
  • Cái làm Đệ chật vật một thời gian khá lâu là thái độ của học trò Mỹ. Học trò Mỹ luôn hỏi tại sao, thế này, thế kia. Sau này mới thấy là đối đáp giữa thầy và trò giúp ích không những cho trò mà cho cả thầy nữa. Xưa kia, hỏi khó thầy là một hình thức thách thức. Học trò Mỹ thì thường xuyên làm chuyện này.
  • Một hôm Đệ bị cứng họng khi giảng cách tính diện tích của một vòng tròn theo bán kính r. Khi nói tới công thức  với r là bán kính và π là 3.1416 thì ông học trò chận mình lại và hỏi tại sao π bằng 3.1416? Câu trả lời thì mình biết khi bắt đầu học toán ở VN (1) nhưng không biết sao mà Đệ không nhớ để trả lời học trò. Và chính Đệ rất "stupid" mà bảo với học trò là you just have to memorize it. Giờ nghĩ lại vẫn thấy là mình nợ đứa học trò này một lời giải thích hợp lý hơn.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Cháu chắt có hỏi thì tìm cách giải thích chứ đừng, cái kiểu, "Tin ông đi!"
(1) Thế Bê có nhớ, có biết tại sao π bằng 3.1416, không?

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Giọt Nước Mắt Đen - Black Tears

Thân chào các Bê (*),
Như Tổng Thống Roosevelt nói: "December 7, 1941 A Date Which Will Live in Infamy", hạm đội hải quân Nhật Bản mang máy bay vào Trân Châu Cảng (PB, Pearl Harbor, Hawaii) tấn công bất ngờ và đánh đắm chiến hạm USS Arizona, gây tổn thất nặng nề cho Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ. Ngày hôm trước, tàu chiến USS Arizona nhận được hơn một triệu gallons dầu...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Bài này không nói tới Chiến Tranh Thế Giới thứ Hai (WWII) mà cũng không nói về trận chiến Trân Châu Cảng.
Đệ chỉ xin nói hai điều (mà cũng đã được nhiều người nói rồi):
  • Black tears -- Từ sau khi bị đánh đắm với 1,177 Thủy Thủ và Thủy Quân Lục Chiến chết theo tàu, những giọt dầu đen (được gọi là black tears, giọt nước mắt đen) cứ 20 giây đồng hồ thì lại nổi lên mặt biển nơi tàu bị đắm và tàu là ngôi mộ giữ xác 1,177 người lính trong đó. 
    • Giọt dầu đen được ví như giọt nước mắt của người lính chết trong oan ức vì nước Mỹ lúc đó chưa tham dự WWII. 
    • Quân đội Nhật thì cho rằng "Binh bất yếm trá" (tấn công bất ngờ, không tuyên chiến là chấp nhận được) nên đã tấn công PB với mục đích triệt tiêu khả năng quân sự của Hoa Kỳ trên Thái Binh Dương.
    • Phía Hoa Kỳ thì là một tổn thất quá sức tưởng tượng (đây cũng là suy nghĩ và tính toán của giới quân sự Nhật Bản lúc đó; chuyện về Thủy Sư Đô Đốc Yamamoto thì xin để dịp khác). Nhưng cũng chính vì tổn thất này mà Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến và đây cũng là mong ước của Thủ Tướng Anh Churchill. Churchill, từ lâu, trước đó đã dùng nhiều cách để thuyết phục Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến để cứu Âu Châu, mà chưa được. Tổn thất tại PB do Nhật gây ra đã làm dùm Churchill điều này.
    • Có người thắc mắc là dầu ở đâu mà nổi lên từ đó tới nay. Câu trả lời thì cũng đơn giản: 20 giây một giọt, chưa tới 2 gallons một ngày, một năm trung bình là 365.25 ngày, vậy một năm tàu gởi lên mặt biển khoảng 822 gallons thì phải mất hơn 1,200 năm mới hết dầu.
  • We belong together -- Một điều nữa mà ít người nói đến là có những người lính thuộc tàu USS Arizona sống sót sau trận đánh, ngày nay đã già và vẫn nhớ đồng đội nên nhà nước Hoa Kỳ cho họ sự lựa chọn: tro cốt của họ sau khi chết sẽ được bỏ vào hộp tro cốt và mang xuống đặt vào chiếc tàu USS Arizona dưới mặt biển để họ được nằm chung với đồng đội (phụ chú D).
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi già thì nhớ nhiều về quá khứ. Một chuyện không nên làm!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Prime video: Remember Pearl Harbor
C. Netflix: Greatest Events of WWII in Colour - Pearl Harbor Chương Ba (Chương Bốn là trận chiến Midway)
D. USS Arizona Interments -- Pearl Harbor

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

Ôi, Bánh Xe!

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay lại xin viết nhăng về bánh xe hơi, đặc biệt là tại xứ Mỹ, nơi mà các nơi sửa xe từ chối thay một bánh xe...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Chuyện thật là các nơi bán bánh xe hơi và sửa chữa bánh xe hơi tại Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chịu thay một bánh xe mới vào chiếc xe hơi của Bê. Tiết kiệm lắm thì Bê phải thay hai bánh (trước hoặc sau) chứ thay một bánh là "no can do" (1).

Tại sao vậy? Tại vì cái bánh xe mới với độ mòn 0% sẽ không hợp với ba bánh kia (đã mòn). 

Vậy thì không thay mà muốn vá khi xe bị cán đinh thì sao?

Tùy, tùy theo chỗ đâm của đinh vào bánh xe. Sau đây là những dặn dò của phụ chú B:

  • Vá lốp xe có hai mục đích: một là làm bánh xe không xẹp; nhưng quan trọng hơn là vấn đề an toàn lốp xe khi phải chuyển vận ở tốc độ cao. Chuyên gia từ chối vá xe và khuyên phải mua lốp xe mới thì đừng cố ép họ vá.
  • Vá lốp xe là tiến trình đòi hỏi phải nậy lốp xe ra khỏi niềng xe (rim) để có thể quan sát phía trong lốp xe mà quyết định vá hay không. Trong trường hợp chạy xe khi bánh xẹp thì lốp xe có thể bị phá nát bên trong (và bên hông). Nếu chuyên gia thấy có thể sửa được thì họ mới sửa; không thì thay bánh mới.
  • Có khi người sửa xe đề nghị chỉ cần trám lỗ đinh bằng plug cao su thì Bê phải tự mình quyết định là có nên nghe theo hay không. Theo sách vở thì không được dùng plug vì không an toàn.
  • Vá ép chỉ được chấp thuận khi lỗ thủng ở giữa mặt bánh xe (the center; xem hình có hai mũi tên vàng trong phụ chú B)
  • Nếu có hai lỗ thủng gần nhau hoặc một lỗ thủng lớn hơn ¼-inch (6mm) thì không nên vá mà mua bánh mới
  • Bánh xe quá mòn (đằng nào cũng phải thay) thì không nên vá
  • Hãng sản xuất bánh xe cũng có khi ra chỉ dẫn về điều kiện nào có thể vá

Vài điều mà chỗ thay bánh xe phải làm:

  • Cân bằng bánh xe trên trục (tire alignment)
  • Định kỳ thì phải luân chuyển bánh xe (tire rotation). Phương án luân chuyển có khi thay đổi theo hãng xe; chứ không nhất thiết là hai bánh trước ra sau và hai bánh sau chéo ra phía trước.
  • Sau khi thay bánh xe thì hẹn sau 25 miles trở lại kiểm tra độ chặt của ốc bù lon.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Già thì cũng đừng có ẩu mà chạy khi bánh xe xẹp. Phải gọi con cháu hoặc hãng phục vụ tới thay bánh sơ cua (spare tire) vào rồi hẵng chạy.
(1) Sau đó khi phải "rotate" (chuyển đổi bánh xe) phải nói cho họ biết vì tiến trình chuyển đổi hai bánh mới và hai bánh cũ có khác với bốn bánh mòn đều nhau.
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Tire Repair

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

Cutting Off - Chẹn Vào Đầu Xe

Thân chào các Bê (*),
Lưu thông trên đường tưởng dễ nhưng có khi là khó và có thể gây đánh nhau hoặc bắn nhau. Chuyện thường xảy ra là khi Bê có nhu cầu đổi làn, trên đường có nhiều làn xe chạy song song. Tạt vào trước đầu xe chạy phía sau là một hành động không nên làm vì bất lịch sự và nguy hiểm cho mình lẫn xe sau. Tối thiểu thì họ đánh giá là mình không biết lái xe (cho an toàn). Tệ hơn thì xe sau tìm cách vượt/chận xe mình và cãi vã hoặc nổ súng...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Trước khi vào đề tài chính, Đệ xin liệt kê một số điều:
  • Khoảng cách an toàn giữa hai xe trên cùng một làn xe là khoảng cách mình cần từ 3 tới 5 giây (1) để thắng. Coi vậy chứ 5 giây là khoảng thời gian khá lâu và xe chạy một quãng khá dài trước khi xe ngừng mà không đụng xe trước, nếu xe trước thắng.
  • Cũng nên nhớ là xe càng lớn, càng nặng thì mất khoảng cách lớn, hơn xe nhỏ, để thắng và ngừng. Nên tạt ngang đầu xe tải là hành động dại dột.
  • Xe hơi nào cũng có "điểm mù" (blind spots) ở hai bên hông xe (xin xem chú thích 1). Ngày nay xe xịn có hệ thống BSM (Blind Spot Monitor) rất tiện ích vì nếu có xe trong khu mù thì BSM sẽ báo cho người lái biết. Xe tải (semi-truck) còn có khu mù ngay sau thùng xe; xin Bê đừng chạy "đút đít" xe tải (semi-truck tailgating)  
  • Khi lái xe sẽ có lúc xe mình lọt vào khoảng mù của xe phía trước. Mình phải tìm cách ra khỏi khu vực này bằng cách thay đổi vận tốc trong thời gian ngắn và an toàn.
    Đệ gặp rất nhiều trường hợp mà người lái xe không để ý là mình đang nằm trong điểm mù của xe đằng trước và cứ giữ vận tốc cũ nên nếu xe đằng trước đổi làn thì sẽ đụng mình. Họ lỗi nhưng mình bị đụng.
Đây Đệ xin bàn vào đề của bài: Đang chạy xe từ làn này muốn đổi qua làn khác thì phải bật tín hiệu chuyển làn và khi an toàn thì phải tăng tốc khi đổi làn. Một lần nữa xin nhấn mạnh là phải an toàn mới đổi làn; thí dụ là phải chắc chắn không đụng vào xe đằng trước.
Tại sao phải tăng tốc?
Nếu Bê nhìn hình, 
  • Khi xe xanh còn bên làn trái thì khoảng cách xe xanh và xe cam là "a". Hai xe chạy cùng vận tốc.
  • Xe xanh đổi làn và giữ nguyên tốc độ. Xe vào vị trí phía trước xe cam.
  • Vì xe xanh giữ nguyên vận tốc nên chỉ chạy tới mức 1' vì chạy chéo (thay vì nếu không đổi làn thì tới mức 1).
  • Lúc đó xe cam vào mức 2. Khoảng cách hai xe là b' (thay vì a).
  • Nếu b khá lớn (b' nhỏ đáng kể so với a) thì xe cam thấy rõ hiệu quả của cutting off và sẽ phải giảm tốc độ để mang khoảng cách giữa hai xe trở lại a. Điều này làm tài xế xe cam bực bội vì cảm thấy là xe xanh "cuts off" như là một khiêu khích, chọc tức.

Phiếm:
  • Muốn đổi làn (changing lane) thì phải hơi tăng tốc (accelerating) để vẫn giữ khoảng cách với xe sau.
  • Dĩ nhiên là chỉ tăng tốc khi trước mặt có khoảng trống an toàn mà xe mình có thể vào.
  • Vào xa lộ cao tốc cũng là cùng một nguyên tắc muốn nhập vào dòng xe thì phải cẩn thận và hơi tăng tốc để vào mà các xe khác không phải thay đổi hướng lưu thông hoặc không phải thắng. Đừng cà nhắc, đừng thay đổi ý định nhiều lần làm hoang mang xe phía sau.
Nói tóm lại là với kinh nghiệm thì Bê sẽ ít gây lỗi giao thông; nhưng nếu có gây lỗi thì nhã nhặn nhận lỗi và tìm cách làm giảm căng thẳng bực tức ở đối phương (de-escalating the tense situation). Tránh voi chẳng xấu mặt. 

Người lịch sự luôn giữ hòa khí.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tranh đua xin nhường cho người trẻ.
(1) Cách đếm giây (second) thì có nhiều cách nhưng chung quy thì một giây chúng ta nói được từ 3 tới 5 âm, thí dụ "một ngàn không trăm một" là một giây.  "một ngàn không trăm hai" là hai giây, vân vân... Bê phải tự mình đếm thử mới biết là một giây mình đọc được mấy âm.
(2) Thật ra phải gọi là "bốn khu mù":
https://www.researchgate.net/figure/Blind-spot-around-a-vehicle_fig2_319851766 
(bốn khu màu cam chỉ bằng chữ "blind spot")

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Driving etiquette << tìm "Cutting off other motorists"

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Cần Dưỡng Khí

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay Đệ xin nói về một đề tài tưởng là không nóng bỏng: cơ thể cần dưỡng khí (oxygen).
Đề tài này thật ra rất là nóng bỏng và tất cả chúng ta vì bận rộn nên quên và vô ơn với một cơ quan tối cần thiết cho cơ thể con người: không có hai lá phổi thì oxygen không vào được máu, đi nuôi cơ thể và đặc biệt là não bộ.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

Đấy, hai lá phổi là quan trọng cho sức khỏe, sự sống của con người là nhường vậy! Chúng ta... thường không nhớ tầm quan trọng này nên chúng ta... hút thuốc; nên chúng ta không bảo vệ nó như bảo vệ trái tim, bảo vệ cái đầu, vân vân...

Nên:

  • Không hút thuốc. Nếu có thì nên cai (vì nghiên cứu cho thấy phổi có khả năng tự hồi phục phần lớn tổn hại sau khi cai thuốc được nhiều năm).
  • Quan trọng hơn cả là cái nóng bỏng hiện nay: phải thường thử nghiệm Covid-19 khi bắt đầu ho và khó thở (1). Vì không test mà để con vi rút phá nát lá phổi thì dù, sau đó, có sống sót thì cũng là may mắn mà sống với phần phổi còn lành mạnh.
    Nói cách khác, sống với ít hơn 100% khả năng (capacity) bơm oxigen (O2) vào máu và thải  carbon dioxide (CO2). Dưới 100% là bao nhiêu? Có thể là 30, 50, 60, 70% capacity của phổi.
    Khi phổi bị con vi rút tàn phá quá nhiều thì khả năng sống sót không còn; nhưng Bê cứ tưởng tượng là capacity của phổi xuống dưới 50% (một thí dụ trong trường hợp sống với một lá phổi; lá kia bị cắt bỏ) thì cuộc sống không còn khỏe mạnh như trước.
    Giới Khoa học gọi tất cả các căn bệnh mãn tính về phổi là COPD (chronic obstructive pulmonary disease) và các Bác sĩ dùng hệ thống phân loại GOLD (Global Initiative on Obstructive Lung Disease)  để định mức trầm trọng của COPD. Bài này không nói về cách xác định GOLD nên nếu Bê nào thích thì xin đọc thêm trong phụ chú B để biết thêm về dự phóng đời sống (life expectancy) khi mức GOLD thấp.
  • Chích ngừa rất hữu hiệu trong việc ngăn chăn sức tác hại của Covid-19 đặc biệt lên phổi.
Cái cần nhớ là chúng ta phải bảo vệ hai lá phổi vì nhờ nó mà máu có dưỡng khí O2 để nuôi não và cơ thể. Covid-19 vào phổi sẽ phá nát hai lá phổi nếu không được ngăn chặn sớm. Chờ tới khi khó thở thì có thể là phổi đang bị tấn công nặng và bệnh nhân có lẽ là phải dùng máy trợ tim phổi (ECMO). 

Chích ngừa, dùng thuốc anti-viral như Molnupiravir (phụ chú C) , dùng monoclonal antibodies như Sotrovimab (phụ chú D) là những cách ngừa và trị Covid-19 được giới Y khoa chính thống nói đến một cách nghiêm túc. Chích ngừa có hiệu quả cao nhất mà lại ít tốn kém nhất về phương diện tài chánh và là cách bảo vệ hai lá phổi trước khi con vi rút tác hại. 

Bê nào chưa chích thì còn chờ gì nữa?

Quên! Phải nói ra đây là Đệ không phải là Bác Sĩ Y Khoa.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Sống là một thái độ can đảm; điều này thì xin miễn bàn cãi!
(1) Đối với nơi mà người dân phải trả tiền thử nghiệm thì xin không dám đốc thúc mọi người đi test khi không ho/sốt và không bắt đầu khó thở.

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021

Tản Mạn Đầu Thu

Thân chào các Bê (*),

Cuối tháng Chín, vào Thu mà cũng là Thu đầu Đệ về hưu nên dùng chút thì giờ mà viết nhăng. Hôm nay xin được bàn về một việc có lẽ là xa lạ với nhiều người: khái niệm lương bổng, tương quan lao động trong một xã hội tư bản.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
  • Ngay như tại một quốc gia tư bản gộc như Hoa Kỳ, chúng ta vẫn thấy truyền thông đề cập tới một "bất công" trong chuyện thu nhập (income) và được tưởng thưởng (benefits) của giới lãnh đạo các hãng xưởng (xin đọc phụ chú B; như thường lệ xin đừng vội tin những gì mà một quan điểm muốn Bê tin, trích dẫn là với mục đích cho chúng ta suy ngẫm/suy luận).

    Bất công ư? Rất có thể là có lãnh đạo hãng đòi lương cao hơn mức họ xứng đáng. 
    • Tuy nhiên, không có gì là bảo đảm là họ đòi là họ sẽ được (trong thế giới tư bản, lợi nhuận là kim chỉ nam)
    • Có lương bổng xứng tầm với tài năng của họ thì hãng mới giữ chân họ được: không dùng bổng lộc giữ chân tài năng thì tài năng sẽ đi chỗ khác. 
    • Nếu thiếu lãnh đạo tài giỏi thì hãng xưởng sẽ suy sụp và ai là người sẽ chịu hậu quả? Người công nhân chứ không phải là người lãnh đạo.

  • Ở một nước tư bản thì chuyện nhân viên có lương lớn hơn người chỉ huy mình (người sếp)  là chuyện rất bình thường. Ngày còn đi làm, có những buổi họp mà Đệ suy nghĩ vẩn vơ và nhìn ra là ai trong buổi họp cũng có lương lớn hơn là người chủ trì cuộc họp. Đây mới là tư bản đúng nghĩa! Đây mới là cách thu hút tài năng.
    • Người sếp không cần có kỹ năng cao nhưng bắt buộc là phải có khả năng suy luận chuyên môn và khả năng cùng tiến với nhân viên của mình. Nếu kỹ năng cao là cần hơn thì lương nhân viên lớn hơn lương sếp là chuyện bắt buộc trong thế giới tư bản.
    • Dốt mà làm lớn thì nguy hại không thể lường nổi (1).
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê rồi thì lại chỉ thích làm việc gì ít áp lực → ít tiền vì tiền thường không là vấn đề nữa, n'est ce pas? 
(1) Bê có thể tìm kiếm cụm từ "người sếp có tầm" thì sẽ có rất nhiều bài viết về đề tài này
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Average Chief Executive Officer (CEO) Salary

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

Tại Sao Phải Sợ

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay lại xin bàn nhăng về câu hỏi: "Tại sao phải sợ Covid-19?" 
Câu trả lời sợ là phải vì bao nhiêu người chết vì Covid, tưởng là thuần lý nhưng sự thật đời sống (reality) cho thấy là câu trả lời sợ là phải bị khá nhiều nguồn bài bác. Bài này muốn nói lên vài khía cạnh của những bài bác này.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Một bài bác kink điển là từ ông cựu TT Trump. Tháng hai, tháng ba năm trước, 2020, ông đã "downplay" nó và tuyên bố là con Covid khi gặp mùa Hè, thời tiệt nóng lên, sẽ tự tàn lụi, không việc gì mà sợ. 

Rồi thì:
  • Con người sống chết là do Ơn Trên sắp đặt. Không việc gì phải lo!
    • Chỉ xin nói thêm là trong số người này có một "bộ phận không nhỏ" nghĩ là mình phải bảo vệ TCA số hai của Hiến Pháp Hoa Kỳ (quyền mua và mang súng để tự vệ vì sợ người khác có súng bắn chết).
    • Vẫn đi khám bệnh
    • Vẫn uống thuốc
    • Vẫn gài seatbelt khi ngồi trên xe.
  • Trong con số trên 673 ngàn người chết, thời điểm này, có biết bao nhiêu người chết vì nguyên nhân khác mà nhà nước/bệnh viện/viện nghiên cứu nói khống lên là do Covid. 
    • Dù cho con số này là do "âm mưu" của "nhà nước"(1)/bệnh viện/CDC/báo giới nói khống lên gấp đôi thì con số chết cũng là trên 300 ngàn. Số này đâu phải nhỏ mà bảo là không sợ, không lo!
    • Bê có rảnh thì xin đọc thêm về co-morbidities trong phụ chú D.
  • Các công ty Dược phẩm hù dọa để bán thuốc.
    • Công ty Dược phẩm thì đương nhiên vì lợi nhuận nhưng bàn tay làm sao che được mặt trời. Giấy làm sao gói lửa: con số chết tại Ấn Độ thì làm sao công ty ở Mỹ/Anh/Đức khống lên được?
  • Ông Bác sĩ này, bà Dược sĩ kia bảo là có trường hợp xác định sai nguyên nhân tử vong
  • Trong Thủy Hử, Võ Tòng tay không đấm chết cọp nên con người sao phải sợ cọp?
    • Truyện không biết có thật không?
    • Nếu là sự thật thì Võ Tòng quá mạnh và quá gan mới đánh chết cọp dữ; không phải ai cũng làm được (đây cũng là một anecdote nếu có thật)
Sợ không có nghĩa là hoảng loạn, là tê liệt, là không tìm cách đối phó. 
Sợ luôn luôn là tốt hơn là chôn đầu xuống cát như con đà điểu. 
Hơn nữa, người bảo là không sợ một nguy hiểm hiển nhiên là đang trong tình trạng chối bỏ sự thật (denial).

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Nghe Nguyễn Tuân bảo là vì biết sợ nên ông mới sống đến tuổi già, không biết là có đúng không hay chỉ là lời biện bạch của ông.
(1)  Giấy khai tử thuộc thẩm quyền của tiểu bang: liên bang không can thiệp vào việc này. Trong 50 tiểu bang Hoa Kỳ, hiện nay có 27 Thống Đốc theo đảng Cộng Hòa (phụ chú E). Bảo là tất cả các tiểu bang cùng nằm trong cái thuyết âm mưu này là vô lý!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Quên

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay xin viết về một đề tài cũ: bệnh lãng trí ở người già. Đề tài thì không mới nhưng thông tin thì lại có phần phấn khởi vì tin tức lạc quan: không nhớ việc, ngay trước đó, thì không chắc là triệu chứng khởi đầu của hội chứng Alzheimer's

Theo nhà khoa học Lisa Genova thì không nhớ một số việc mình vừa tính làm là chuyện... bình thường ở tuổi già (hay ở bất cứ tuổi nào). 

Tuy nhiên, Alzheimer's là một vấn nạn lớn cho người già và Đệ rất quan tâm về vấn đề y tế/xã hội này; nên xin lại viết lăng nhăng...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

Mở đầu bài này, xin lấy một trường hợp mà chắc ai cũng biết là người lái máy bay quân sự hay dân sự thì cũng phải dùng "checklist" (liệt kê các việc phải làm) trước khi bay cũng như trước khi hạ cánh. Các qui trình (procedure) này đòi hỏi người phi công phải dùng cái checklist chứ không được phép dùng trí nhớ của mình (mặc dầu họ là những người có trí nhớ và trí thông minh từ trên trung bình cho tới cực giỏi.) 
Tại sao? Tại vì nghiên cứu cho thấy là đã là con người thì sẽ có lúc quên, có lúc sai lầm. Dựa vào trí nhớ của mình tưởng là hay nhưng lại là việc làm tắc trách (trong nhiều trường hợp; nhất là việc làm quan trọng như bay máy bay với cả trăm sinh mạng trên máy bay).  

Bài nói chuyện trong TED của nhà khoa học Lisa Genova cũng xác quyết là không nhớ là chuyện bình thường của não: đơn giản là vì có nhiều chuyện, não không ghi nhận (recording) lại. Đã không ghi thì làm sao nhớ?

Sao lại không ghi? Não quyết định không ghi nhớ vì não không có khả năng ghi nhớ từng giờ từng phút, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần trong đời sống chúng ta.

Bài nói chuyện khá dài nhưng có vài điểm xin nêu ra đây:
  • Não chỉ ghi nhớ nếu chúng ta chú ý, chú tâm vào một vấn đề nào đó.
  • Nhiều vị có cảm tưởng là mình yếu kém, mình gian lận khi mình phải viết ra những điều mình muốn làm. Trái lại, viết ra cái danh sách mình cần làm là một việc chứng tỏ sự nghiêm túc của mình.
  • Khi đã quên thì đừng tài khôn mà đoán. Thí dụ không nhớ tên tài tử đầu tiên đóng phim James Bond thì đừng du mình vào chỗ đoán mò là hình như tên ông có chữ... Conway thì phải. Khi đã vạch ra đường mòn Conway thì đầu óc mình cứ cố đi theo hướng đó. (Genova gọi cái này là "ugly sister"). Thứ nhất, quên tên một tài tử không có gì là quan trọng (chỉ làm tổn thương tự ái của mình nếu mình từng được tiếng nhớ dai). Thứ hai, ngày nay muốn tìm ra tên người tài tử này thì chỉ cần giao cho ông Gúc Gồ.  
  • Nếu quên thì trở lại "hiện trường", khung cảnh của nơi phát sinh ý định làm gì đó sẽ giúp ta gợi nhớ lại ý dịnh. Thí dụ lúc trong phòng ngủ thì tính là qua phòng làm việc để lấy thuốc uống. Qua tới phòng làm việc thì không nhớ là mình tính làm gì ở phòng làm việc. Điều cần làm là trở về phòng ngủ; may ra thì mình sẽ nhớ ý định là qua phòng làm việc lấy thuốc uống. 
  • Vậy thì có cần kiểm tra, theo dõi sức khỏe tâm não của mình không? Chắc chắn rồi! Bạn phải nói chuyện với Bác Sĩ của bạn. Quá trình xác định Alzeheimer's là một quá trình theo dõi và thử nghiệm lâu dài với sự giúp đỡ của Bác Sĩ chuyên môn chứ không phải là quên việc này, việc kia mà vội kết luận. Nhiều khi Bác Sĩ phải nói chuyện với người nhà của mình để so sánh kiểm chứng.
    • Khi không nhận ra chiếc xe mình đang đậu trong bãi đậu xe thì nghiêm trọng hơn là quên một việc tính làm. 
    • Khi không nhận ra người thân mà mình gặp thường xuyên thì nghiêm trọng hơn là không nhớ tên người mà mình gọi là Cậu Năm. 
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì người già hay quên như chúng ta cũng đang có sự trô giúp:
  • Điện thoại thông minh (smartphone) thường có ứng dụng "calendar" (lịch) mà mình có thể dùng calendar để nhắc nhớ cho mình ngày/giờ (trong tương lai) mà mình phải làm việc gì.
  • Calendar, không chỉ có trong smartphone, mà còn chứa thông tin qua nhiều giao diện (interface) mà mình dùng. Trong trường hợp Bê dùng ứng dụng calendar của Google, chẳng hạn, thì calendar lưu hành thông tin qua tất cả các giao diện mình có. Thí dụ, Bê thiết lập một "reminder" (nhắc nhớ) trong ứng dụng calendar trên máy tính bàn (desktop Windows) thì tự động cái reminder này cũng xuất hiện trên phone và sẽ gởi email cho mình (nếu mình muốn).
  • Calendar event (Sự kiện với ngày/giờ) có thể được cấu tạo (create) là sự kiện xảy ra hàng ngày/hàng giờ/hàng tháng/hay ở một số ngày/giờ nhất định (repeating events). Cái này Đệ xài khá nhiều, thí dụ như tạo calendar events để nhắc mình đặt mua qua mạng (order on line) đồ lọc không khí cho máy sưởi trong nhà mỗi ba tháng. chẳng hạn.
  • Một thí dụ nữa là ở bệnh viện mà hai vợ chồng Đệ đi khám thường xuyên. BV có làm một ứng dụng cho máy tính/tablet/phone gọi là Mayo Clinic Portal (MCP). Ứng dụng này tồn trữ tất cả chi tiết thông tin liên quan tới mình và cả những ngày hẹn đi BV. Ứng dụng MCP còn có cái hay là nó hỏi mình có muốn sao chép (copy) những ngày hẹn qua Calendar không. Khi trả lời có thì gần đến ngày hẹn, Calendar sẽ nhắc mình.
  • Smartphone còn có thể dùng để nhớ vị trí mình đậu xe (với điều kiện mình nhớ bảo cái phone nó ghi nhớ chỗ đậu :-) ). Chuyện này thì hơi khó! Đệ không làm việc này vì Đệ có gắn vào xe một bộ phận (device) của T-Mobile gọi là SyncUp Drive. Phone dùng ứng dụng SyncUp Drive thì sẽ chỉ cho Bê biết xe đang đậu ở đâu.
  • Quên không nhớ hôm nay mình uống thuốc chưa: dùng cái hộp đựng thuốc có đề ngày trong tuần. Cái hình thí dụ ở phụ chú C hoặc tìm "Medication organizer" hay "Pill organizer"
Điều mà Genova nhấn mạnh là muốn trợ giúp cho trí nhớ thì mình phải ngủ đầy đủ và phải học hỏi điều mới thì não mới phát triển (cố gắng nhớ điều cũ không có ích cho não nhiều).

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Đôi khi chỉ muốn quên bớt những ưu phiền của đời sống.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. How your memory works — and why forgetting is totally OK

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

Lạm Dụng

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay xin viết về một loại thuốc mà có một thời, nam giới ở Việt Nam (và nhiều nơi trên thế giới) đồn thổi là hiệu nghiệm vô song, là cứu tinh của nam nhân, vân vân... Testosterone là loại thuốc được nhắc tới như thần dược sẽ chắc chắn hồi phục nam tính cho người đàn ông đang trên đường chậm lại... về libido. 

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Bài này không nói về libido mà muốn dùng Testosterone như là một ví dụ khi người tiêu dùng xử dụng sai với ý định của ngành Y trong nỗ lực trị bệnh: Testosterone được Bác Sĩ  chỉ dịnh dùng cho người cần lượng Testosterone cao hơn mà cơ thể họ có thể sản xuất. 
Phụ chú B có nói tới hypogonadism (bệnh nhân bị suy sinh dục do cơ thể hoạt động không bình thường) hội chứng này thường do rối loạn não hoặc tuyến yên (pituitary gland)/tinh hoàn (testicle). Chỉ định là như vậy nhưng không biết làm sao mà nhiều người đồn thổi lên là chích Testosterone thì... sung hết biết. 
Càng chích càng phải chích thêm, dẫn đến phụ thuộc vào nó, dẫn đến lạm dụng. Theo Đệ thì điều này dễ hiểu, với nam giới, libido theo thời gian tăng lên khi trưởng thành nhưng rồi sẽ giảm theo thời gian (thiên nhiên cho rằng quá tuổi sanh sản thì đâu cần nữa!). Khổ cái là người, ông không chịu! Đang... mà bây giờ...! Thế là... vái tứ phương. Thế là chạy tới "thằng" bạn Bác Sĩ xin chích Testosterone.

"People who have abused testosterone at high doses have also reported withdrawal symptoms, such as depression, fatigue, irritability, loss of appetite, decreased libido, and insomnia, FDA said." (Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cảnh báo: người dùng Testosterone liều cao sẽ có những hậu quả như trầm cảm, mệt mỏi, ngứa ngáy khó chịu, biếng ăn, giảm sinh dục và mất ngủ). Theo Đệ cái nguy hiểm của lạm dụng chích Testosterone còn gây ra một tai hại khác: cơ thể ngưng sản xuất Testosterone vì thấy có nguồn Testosterone từ ngoài vào; thế là các cơ quan trong cơ thể phụ trách sản xuất Testosterone sẽ mất chức năng theo thời gian mà người chích Testosterone sẽ nhận ra và sẽ phải chích thêm Testosterone để bù đắp.  

Chuyện nay tưởng là chuyện "dzĩ dzãng" nhưng ngày này nó tái xuất hiện qua một dạng khác: có người tin là thuốc chủng ngừa Covid, vừa được FDA chuẩn thuận, là an toàn tuyệt đối nên vội vàng tìm cách gian dối mà chích lần thứ ba (cho mRNA vaccine như Pfizer hay Moderna). Chính phủ Hoa Kỳ và cơ quan CDC thì tuyên bố là chỉ nên chích mũi thứ ba sau 8 tháng kể từ lúc chích mũi thứ hai. Xin xem phụ chú C để nghe vị Bác Sĩ nói về liều thứ ba. Bà Bác Sĩ nói là chắc không có ảnh hưởng gì xấu nếu chích mũi thứ ba quá sớm nhưng bà cũng nhấn mạnh là cần nghiên cứu thêm mới biết được.

Đó là nói về Y khoa. Còn nói về xã hội nhân văn thì khai gian là không lương thiện. Thuốc có giới hạn (mặc dầu sẽ không thiếu khi Bê đến lượt chích) nên cần nghĩ tới:
  • Người cần thuốc ngay lúc này (người bị immunocompromised) 
  • Trẻ dưới 12 tuổi.
  • Người ngoài nước Mỹ
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê mà tham thì coi chừng... thâm!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. FDA Warns of Testosterone Abuse
— Adverse events tied to abuse include heart attack, heart failure, and stroke

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

Đăng Gì

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay xin viết nhăng về một đề tài mà có thể làm phật lòng một số người: nên đăng (posting) gì trên mạng xã hội như Facebook. Câu trả lời khá là phức tạp...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Vì là mạng xã hội xuất xứ từ Hoa Kỳ nên có thể nói là FB khá là... tư bản trong lề lối làm ăn. Tự do ngôn luận cho phép bất cứ ai đăng gì thì đăng và section 230 (phụ chú B) cho FB tự do trong việc kiểm duyệt (hay không). 

Với nội dung bạo động, dâm dục, tục tĩu, hay vấn đề bản quyền thì khá là rõ ràng để FB cấm. (1) 

Cái không rõ ràng ở đây là vấn đề nêu ra bởi một số người cho rằng người viết không nên đăng một số đề tài vì lý do tế nhị, như thế giới còn quá nhiều những đau khổ nên "xin" mọi người hạn chế những đề tài... phản cảm. 

Cái khó là cái gì thì phản cảm, cái gì thì không. It is in the eye of the beholder!

Vấn đề này rất chủ quan (subjective). Một chuyện mà Bê cho là phản cảm có thể là ok với người khác.
  • Như hình các món ăn, những buổi tiệc, những buổi khiêu vũ, những bằng chứng là người viết đang du lịch, ăn chơi, hưởng thụ. Nặng hơn nữa là cái "tội" khoe quần, khoe áo, khoe xe, khoe máy bay, thậm chí là khoe giàu có, khoe bằng cấp, khoe con, khoe cháu, khoe thành đạt, vân vân... (xem phụ chú C)
  • Một bài hát vui: có người cho là trong cái thế giới sầu thảm này sao lại hát nhạc vui. Có người thì ngược lại mà bảo hát nhạc vui để thế giới bớt thảm sầu. 
  • Thậm chí có người bảo thôi đừng hát nữa: nhạc vui hay buồn gì thì cũng đừng hát vì hát dở quá. Ơ, người ta thấy mình hát hay nên mới đăng, đó chớ!
Thế giới thì luôn có nghèo đói, chiến tranh, chết chóc, thiên tai, nhân tai. Nếu chờ thế giới hòa bình thịnh vượng cho mọi nhà, mọi người (rồi mới được khoe, được nổ) thì chờ tới khi nào?

Theo thiển ý của Đệ thì cứ để mọi người tự do; cá nhân mình không thích xem thì đừng xem (chắc ai cũng biết cách... không xem bằng cách snooze, unfollow, block các bài minh không thích). 
Hãy để mọi người chọn lựa cái mình muốn xem và xin đừng dạy khôn người khác là cái này phản cảm, cái kia không nên đăng, vân vân...(2) Vả lại, con người có khả năng làm nhiều việc, mang nhiều tâm trạng trong cùng một khoảng thời gian và đời thì luôn có buồn vui lẫn lộn. Không có bóng tối thì lấy gì cho thấy giá trị của ánh sáng (và ngược lại).

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì dễ thấy cái gì cũng là phản cảm.
(1) Ngài cựu TT bị cấm trên mạng xã hội vì cổ xúy cho phong trào phản dân chủ và bạo động thì cũng là rõ ràng. 
(2) Cái trớ trêu là Bê có thể bảo là Bê có quyền tự do ngôn luận nên Bê có quyền phát biểu là mọi người đừng đăng những đề tài phản cảm. Hừm, Bê có thấy là Bê đang ngăn người khác không được tự do phát biểu hay không?

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Có Ngu Không?

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay xin phá lệ viết về chính trị tại Hoa Kỳ. Từ lâu nay Đệ cứ thắc mắc là sao có những chính khách (politicians) học hành rất khá, tốt nghiệp từ những trường danh tiếng tại Hoa Kỳ, giữ những chức vụ quan trọng trong chính giới Hoa Kỳ, mà lại chống Khoa Học, lại tuyên bố những câu... ngu, không ngửi nổi! Hôm nay mới vỡ lẽ ra là họ không ngu chút nào cả!

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Ngoài vị cựu TT Trump với thành tích nói láo (trên 30,000 lần nói láo, nói khống trong bốn năm cầm quyền) thì chúng ta không ngạc nhiên. 

Thế còn những vị dân cử khác? Là người có ăn học, tại sao mà họ có thể nói những câu trái ngược với Khoa Học hiện đại (thí dụ như tuyên bố bất lợi cho việc khuyến khích người dân chích ngừa, vân vân...). 

Trước khi giải thích tại sao thì xin đơn cử 3 trường hợp (trong số 435 Dân Biểu, 100 Thượng Nghị Sĩ và 50 Thống Đốc): DeSantis (Thống Đốc bang Florida), Kennedy (Thượng Nghị Sĩ Liên Bang), và Hawley (Thượng Nghị Sĩ Liên Bang):
  • DeSantis: Harvard Law, Yale
  • Kennedy: University of Virginia, University of Oxford, Vanderbilt University
  • Hawley: Yale Law, Stanford
Hôm nay nghe bài bình luận của Jim Acosta (phụ chú B) thì Đệ mới ngẫm thấy là mấy ông... cố nội này không có ngu! Nếu ngu thì mấy ông này đã không ở trong thượng tầng lãnh đạo của nước Mỹ!

Trở lại câu hỏi là sao mấy Ngài nói nhiều câu ngu... không chịu được!!! Câu trả lời là các Ngài biết mình nói ngu nhưng đó là cái tính toán của các Ngài: một số không nhỏ cử tri cho là họ nói rất đúng. Mà số cử tri này thì lại sẽ bảo đảm cho các Ngài đắc cử lần tới. Tóm lại là các Ngài thà là mang tiếng ngu chứ các Ngài không muốn mất những cái chức dân cử.

Lỗi là lỗi của những cử tri ủng hộ những luận điệu của các Ngài. Ngày nào mà họ còn cho là các Ngài nói đúng thì các Ngài còn nói... ngu!

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Acosta: People shouldn't have to die so some politicians can 'own the libs'

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Khác Biệt

Thân chào các Bê (*),
Cả tháng nay, đọc tin tức thế giới và rất lo lắng cho con người trong cơn đại dịch Covid. Đệ vẫn biết là mình chẳng làm được gì ngoài cái lo lắng trong lòng. 
Y khoa có thể ngừa và sẽ trị được con vi rút này; nhưng cái không chắc là xã hội con người có sẵn lòng, có quyết tâm để tự bảo vệ hay không? Lâu nay, Đệ đã hứa là sẽ không đá động gì tới cách đối phó của nước này, nước kia với Covid-19: mình không ở nơi đó thì biết gì mà nói... 

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Đó là nói về việc không viết nhăng chuyện bên bờ kia của đại dương; nhưng châu Mỹ nằm giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nên xin nhắc lại một sự kiện quan trọng cuối thế kỷ trước. Cái chết của Công Nương Diana tại Paris (chuyện bên bờ kia của Đại Tây Dương). 

Xin nói trước là Đệ nói chuyện đã xảy ra nhiều năm qua và vấn đề vẫn còn trong vòng bàn cãi. Xác định đúng hay sai sẽ là việc bất khả thi. Nên chỉ nói ra đây như là một hướng nhìn tích cực để cải thiện chuyện một hệ thống Y tế trong việc cấp cứu người chứ không nhằm mục đích chê bai, hạ thấp giá trị của nền Y tế một nước nào khác. 

Trước hết xin nói tới khái niệm "golden hour": một số lớn chuyên gia thì cho là 60 phút đầu sau khi người bị chấn thương là thời gian rất quan trọng cho việc áp dụng những phương cách cứu cấp và hồi sinh cho người gặp tai nạn. Lý thuyết này cũng gặp nhiều phản biện cho là không có đủ dữ kiện để đi đến kết luận này. 

Dù gì thì golden hour cũng có phần đúng với người gặp tai nạn xe như Công Nương Diana. Tai nạn quá nặng và đã giết hai người tại chỗ nên việc ổn định tình trạng cho người còn thoi thóp lúc đó là cần thiết. 
Đây cũng là chỗ hai phương án của Pháp và Mỹ khác nhau: Pháp thì làm việc ổn định tại chỗ (hơn một tiếng sau mới vào bệnh viện với "stay and play procedure"); Mỹ thì tìm biện pháp ổn định trên xe cứu thương và chở nạn nhân vào bệnh viện càng sớm càng tốt (nếu nạn nhân cần giải phẩu thì 10 phút đầu sau tai nạn là rất quan trọng nên vào bệnh viện càng sớm càng tốt)

Tranh cãi là ở cái kết quả oan nghiệt: Công Nương Diana qua đời vì tim ngưng đập và mất máu (vết thương nội tạng cũng quá trầm trọng). Một trăm mười phút (110 phút) sau mới tới bệnh viện. Quá trễ trong quan điểm của nhiều chuyên gia. 

Vấn đề là chúng ta không thể chứng minh là trong trường hợp này thì phương cách "scoop and run procedure" của Hoa Kỳ để mang nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt có cứu mạng cho Diana được không. 

Hay là làm theo cách Pháp hay cách Mỹ gì thì Diana cũng chết. Diana cũng đã không thoát khỏi "cái số" chết vì vết thương quá nặng. Ở đây, chúng ta cũng xin không đưa ra một triết lý như sống mà tàn tật thì có tốt hơn là cái chết hay không. Chúng ta chỉ muốn nêu lên vấn đề là golden hour hay 10 phút đầu sau tai nạn có quan trọng như nhiều chuyên gia khẳng định không? Hay là chủ yếu còn tùy thuộc vào vết thương nặng nhẹ và sức (muốn) sống của nạn nhân. Đặt vấn đề thì dễ; đi đến một kết luận thì chắc phải có thêm nhiều nghiên cứu trên bình diện rộng thì trong tuong lai mới có kết luận một cách khoa học hơn bây giờ (1).

Nói chuyện người mà ngẫm chuyện nhà.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các bác không phải là sợ chết nhưng thật sự là còn bao chuyện muốn làm.
(1) Ở nhiều thành phố của Hoa Kỳ thì luật định là bất cứ nơi nào trong thành phố thời gian chờ toán cấp cứu (Emergency Medical Services, EMS) là khoảng 12 phút là tốt (như San Diego thì quá 24 phút thì hãng xe EMS cấp cứu bị phạt 5,000 USD). Thành phố lớn thì bệnh viện có trực thăng tải thương nếu cần trong trường hợp kẹt xe hoặc ngoài phạm vi thành phố xa bệnh viện (phụ chú E).

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Princess Diana's Death Offers Lessons for Health Care Debate, 12 Years Later

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Chi Phí Chữa Trị Covid

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay xin viết nhăng về chi phí chữa trị Covid nếu phải vào bệnh viện. Trước hết thì xin minh xác là chuyện sức khỏe của Bê là hoàn toàn do Bê quyết định; người ngoài xin miễn bầy... Tuy nhiên đây là bài viết với mục đích góp ý nên xin được "phiếm loạn".
Bài đã viết: Không là Không!

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Với Bê nào đã chích ngừa thì xin chúc mừng!
Với Bê nào chưa chích ngừa thì xin đi chích ngay vì ít nhất là những lý do sau đây:
  • Chích ngừa và thử nghiệm Covid-19 tại Hoa Kỳ là miễn phí và tiện lợi về địa điểm.
  • Thuốc ngừa được chuẩn thuận bởi FDA, Hoa Kỳ là rất hiệu quả.
  •  Có khoảng 5% dân số mà hệ thống kháng nhiễm bị hư hỏng nên họ hoàn toàn trông cậy vào "miễn nhiễm cộng đồng" (herd immunity). Dù cho có chích ngừa thì 5% này cũng không tạo được kháng thể chống Covid nếu họ bị nhiễm. Bê chích ngừa là góp phần vào việc bảo vệ chính mình cũng như bảo vệ 5% dân số này
  • Nếu bị nhiễm Covid (dù cho có thể không cần vào bệnh viện vẫn có thể hồi phục) thì hậu quả lâu dài (long hauler effects) vẫn là vấn nạn mà giới Y khoa chưa hiểu biết tường tận. 
Nếu đọc đến đây mà Bê vẫn không muốn chích ngừa thì Đệ đây sẽ chịu thua; nhưng trước khi chịu thua thì xin nêu lên vài điều:
  • Cựu TT Trump và gia đình đã âm thầm chích ngừa lâu rồi và họ có dư điều kiện để chữa chạy nếu mắc bệnh.
  • Hiện nay, chích ngừa và thử nghiệm Covid được nhà nước và hãng bảo hiểm trang trải chi phí. 
  • Luật hiện hành cũng miễn cho việc bệnh nhân phải trả "tiền đầu" (yearly out-of-pocket amount) khi vào bệnh viện. Phụ chú cuối bài cho thấy là hãng bảo hiểm sẽ lẳng lặng bãi bỏ việc miễn trừ này và bệnh nhân sẽ phải trả (trung bình) là khoảng $1,000 nếu mắc dịch và nhập viện. Dù là có Medicare hay có bảo hiểm thì bệnh nhân sẽ phải chi trả tiền chữa bệnh trong tương lai gần.
  • Đó là chưa kể tới hậu quả lâu dài của Covid mà giới Y khoa còn chưa biết hết. 
Đang lúc còn "free" mà lại có thể được quà, trúng xổ số thì Bê nên đi chích đi! 
Đừng để nước đến chân còn õng ẹo. 

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Không hiểu ý kiến không chích ngừa là oai phong lẫm liệt từ đâu mà ra?

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Tản mạn về ngày Tưởng Nhớ--Memorial Day 2021

Thân chào các Bê (*),

Thấm thoát mà lại đến cuối tháng Năm. Cuối tháng Năm, chính xác hơn thì là thứ Hai cuối cùng của mỗi tháng Năm, là bắt đầu mùa sinh hoạt ngoài trời của Bắc Mỹ và quan trọng hơn cả là ngày Tưởng Nhớ tại Hoa Kỳ...

Bài đã viết về Memorial Day:
Tản mạn về ngày Tưởng Nhớ--Memorial Day
Tản mạn về ngày Tưởng Nhớ--Memorial Day--2016
Tản mạn về ngày Tưởng Nhớ--Memorial Day 2017
Tản mạn về ngày Tưởng Nhớ--Memorial Day 2018
Tản mạn về ngày Tưởng Nhớ--Memorial Day 2019
Tản mạn về ngày Tưởng Nhớ--Memorial Day 2020

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

2021, sau 20 năm mang quân qua nhằm bình định Afganistan, Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên bố rút toàn bộ quân lính trấn đóng tại Afganistan về nước trước ngày 11 tháng 9 năm nay (2021). 

Afganistan đã được bình định? Chưa! 

Nhưng chẳng còn ai quan tâm, "war fatigue" là một hiện tượng sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra. Người dân Mỹ đã quá mỏi mệt với chiến tranh dai dẳng (20 năm) mà không giải pháp khả thi. Người dân Mỹ đã sớm mất định hướng về lý do tại sao quân lính Mỹ được gởi qua Afganistan. 
Hai mươi năm thì thanh niên Mỹ dưới 20 không hiểu tại sao lính Mỹ phải qua xứ xa lắc xa lơ đó. 
Dân Mỹ chỉ muốn go home! Ngay như đi nghỉ mát thì hai ba tuần, sau đó chúng ta chỉ muốn go home thì nói gì tới cuộc chiến mà nhiều ngàn lính Mỹ tử trận; nhiều chục ngàn bị thương. Người dân ở Afganistan thì chết vô số kể! (xin xem phụ chú B).

Nhân ngày Tưởng Niệm xin nghĩ đến những người đã chiến đấu và hy sinh vì Tổ Quốc của họ!

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Sự hy sinh nào thì cũng đáng trân trọng.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

Không là Không!

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay lại xin viết nhăng về việc chích ngừa Covid. Số người chết trên thế giới cho tới nay là 3,3 triệu người (theo phụ chú B). Một con số thật kinh khủng và càng kinh khủng hơn nếu chúng ta biết được là số người từ chối chích ngừa (nói chung là chưa chích tại Hoa Kỳ) là khoảng 30% -- 10 người thì 3 người có thể bị lây nhiễm với xác suất cao

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

Thường thì người không muốn chích ngừa thì cũng không muốn mang khẩu trang và cũng không muốn giãn cách 

Xin nói ngay là không phải là Hoa Kỳ thiếu thuốc; không phải là Hoa Kỳ không có cách phân phối. Thuốc chủng thì cực kỳ hiệu quả; ai cũng có thể tìm ra nơi chích:

  • Không cần lấy hẹn (walk in appointment)
  • 80% chỉ cách nơi chích 5 dặm hay gần hơn
  • Không tốn tiền (có người còn hứa là sẽ chích nếu được cho tiền!)
  • Không tra hỏi, vân vân 
  • Thông tin về loại thuốc chích ngừa tại nơi chích (Moderna, Pfizer, J&J, AstraZeneca) cũng không phải là khó biết.
Vậy mà cho tới nay, 30% vẫn chưa chích! 

Theo phụ chú C thì giản dồ cho thấy 13% (chỉ chích khi bị bắt buộc) + 6% (nhất quyết không chích) = 19% là sinh vật có thể bị lây nhiễm và sẽ lây nhiễm cho người khác!

Nói gì đây? 

Hoa Kỳ là một đất nước tôn trọng tự do cá nhân đến mức dở cười dở khóc! Người Âu Mỹ có câu ngạn ngữ: "You can lead a horse to water, but you can't make it drink" [Bạn có thể dắt ngựa tới suối nước, nhưng  bạn không bắt nó uống (nước) được]. Thuốc ngừa có nhưng có người coi cái tự do lây nhiễm lớn hơn mạng sống của chính họ và của mọi người!

Đây cũng không phải là một hiện tượng đặc thù cho nước Mỹ, theo phụ chú E thì cả những nước khác, vì lý do này, lý do khác:  phần trăm người muốn được chủng ngừa cũng chỉ là 89% (Trung Quốc), ~70% (Âu châu như Pháp), thấp nhất là tại Nga (55%). Tuy cuộc khảo sát này có giới hạn chỉ khảo sát trên 19 nước nó cũng nói lên là không phải ai cũng muốn được chủng ngừa. Điều này quả là một vấn nạn cho người phòng chống dịch. 

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê nào thuộc phe từ chối chích ngừa thì xin nhớ cho rằng tại Hoa Kỳ cơ sở tư nhân có quyền buộc bạn mang khẩu trang hoặc chỉ cho vào hãng làm nếu đã chích ngừa.  Liên bang Hoa Kỳ không thể bắt buộc Bê nhưng cơ sở thương mại tư nhân có thể buộc Bê phải tuân thủ lệ làng.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. JHU - Coronavirus Resource Center
C. KFF COVID-19 Vaccine Monitor
D. You can lead a horse to water, but you can't make him drink

E. Vaccine Hesitancy: What Is It and How Can We Fight It?

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

Bẩy Ngày Thứ Sáu

Thân chào các Bê (*),

TGIF! (Thank God It's Friday!)

Ở các nước mà một tuần làm việc là từ thứ Hai cho đến thứ Sáu thì người ta thường thốt lên "Thank God It's Friday!" để nói lên việc sắp được nghỉ ngơi, hưởng thụ sau một tuần làm việc vất vả. Thứ Sáu là ngày làm việc cuối trong tuần và cũng là ngày mà người dân lao động lãnh pay check mỗi tuần hay mỗi hai tuần (ngày nay thì tiền lương vào thẳng trương mục nên mất cái thú cầm cái pay check trong tay!)
 
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Sao lại một tuần những "bẩy ngày thứ Sáu"? 
Dạ thì đối với người nghỉ hưu thì ngày nào cũng là ngày nghỉ nên ngày nào cũng là ngày cuối tuần. Đệ đây chưa nghỉ hưu nhưng cứ nghĩ tới lúc không đi làm nữa thì lại chột dạ. Cứ ngồi đó không làm gì thì quả là buồn chán và mau... về với ông bà. Từ cái ý nghĩ rùng rợn này, Đệ tôi xin tự đặt cho mình một "chương trình" nghỉ hưu mà một tuần gồm có bẩy ngày thứ Sáu.
  • Bẩy ngày thứ Sáu không phải là kiêng ăn thịt bẩy ngày
  • Thứ Sáu thì chưa được nghỉ vì vẫn phải làm (cái gì đó) để kiếm tiền (uống cà phê) hay làm từ thiện
  • Thứ Sáu nên phải cố lên vì sắp qua ngày thứ Bảy/Chủ Nhật.
    Ngày thứ Bảy/Chủ Nhật như một củ cà rốt không với tới (vì hôm sau cũng là ngày thứ Sáu)
  • Thứ Sáu làm vẫn mệt, vẫn có thành quả nhưng không lo gì nữa.
    Chuyện nào khó khăn thì chờ qua thứ Hai tuần sau sẽ giải quyết.
    Cái thứ Hai này thì "Monday never comes!" vì bẩy ngày đều là thứ Sáu.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Cám ơn Thượng Đế, hôm nay là ngày thứ Sáu rồi!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

Giá Xăng Dầu

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay lại xin viết nhăng về một đề tài mà hầu như mọi người đều quan tâm: giá xăng dầu tại một quốc gia. Điển hình là giá xăng dầu tại Hoa Kỳ. Trước hết xin minh xác là Đệ không phải là chuyên gia về giá dầu hỏa mà cũng không rành về kinh tế như Đệ vẫn mơ tưởng mình là!
Đệ chỉ là kẻ thích... có ý kiến; chuyện này chuyện nọ. 
Bê rảnh thì đọc; muốn tin thì tin; muốn không tin thì tự mình tìm hiểu thêm.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Giá xăng dầu thường không tùy thuộc vào:
  • Tổng Thống (hay vào Đảng, Dân Chủ hoặc Cộng Hòa). Có người không thích TT Biden nên vội lấy giá xăng hiện tại mà so sánh với giá xăng thời TT Trump mà cho rằng Biden làm tăng giá xăng. Đây là thí dụ điển hình của người dùng con số (data) mà không biết phân tích.
  • Số nhiệm kỳ TT. Trong phụ chú B, Bê có thể thấy là 8 năm thời TT Bush (Bush 43 Cộng Hòa) giá xăng mỗi năm một tăng (cao nhất vào năm thứ 8, năm cuối nhiệm kỳ 2).
    Trong khi 8 năm thời Obama thì giá xăng tăng cao nhất vào năm thứ 4, cuối nhiệm kỳ 1.
    Thời TT Trump thì chỉ 4 năm, một nhiệm kỳ: hai năm đầu tăng cao hơn hai năm cuối thời Obama. Hai năm sau mới giảm, năm cuối chỉ giảm ít hơn năm cuối của Obama ($2.25 so với $2.27).
Hai điều trên cho thấy là TT không có khả năng ảnh hưởng nhiều vào giá xăng dầu; tuy nhiên TT (trong đoản kỳ, thời gian ngắn) có thể:
  • Làm giảm giá xăng dầu khi ra lệnh tháo khoán, bán ra ngoài một số dầu mà liên bang dự trữ, Strategic Petroleum Reserve (SPR), dầu cung cấp cho thị trường sẽ tạm thời nhiều hơn nên giá xăng dầu giảm xuống... cũng tạm thời!
  • Làm giá xăng dầu giảm xuống với những chính sách khuyến khích những năng lượng tái tạo thay thế xăng dầu (như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, vân vân). Giá xăng dầu, trong trường hợp này giảm vì các nguồn năng lượng khác thay thế (nhu cầu dùng xăng dầu giảm). Nên nhớ là xăng dầu gây ô nhiễm nhiều hơn những nguồn năng lượng khác.  
  • Giảm thuế đánh vào xăng. Chuyện này thì lại tùy thuộc vào mỗi tiểu bang! Phụ chú F cho thấy khi giá xăng ở California tháng Ba trung bình $3.87 thì trong đó hết $1.19 là thuế và phí. TT không ăn nhậu gì trong thuế và phí tiểu bang (state tax and fees). Phụ chú G cho thấy là thuế xăng dầu liên bang (mà TT có ảnh hưởng tăng giảm) không tăng từ năm 1993; chỉ có 18.4 cents mỗi gallon (khoảng 4 lít). Nếu điều chỉnh lạm phát thì phải tăng thuế lên thành 33 cents cho năm 2020.
Giá xăng dầu tăng thì ai cũng ta thán vì đổ xăng phải trả nhiều tiền. Nhưng giá xăng dầu có cao thì kỹ nghệ cung cấp năng lượng dạng khác mới có cơ hội phát triển. Khi giá xăng thấp chẳng mấy ai muốn mua xe dùng điện (hybrid/electric thay vì xăng). Khi giá xăng tăng thì người ta (và nhà nước) đổ tiền vào nghiên cứu các dạng năng lượng khác và hệ quả là giảm xài xăng dầu sẽ làm giảm độ ô nhiễm. Nên nhớ là hiệu xuất của động cơ nổ dùng xăng rất thấp (cho tới ngày nay vẫn khoảng dưới 50%). Phần lớn là làm nóng máy rồi lại phải bơm nước làm nguội máy. 

Xăng dầu là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu (inelastic consuming demand)  nên chịu ảnh hưởng rất lớn vào định luật cung cầu (demand & supply). Đắt nhưng vẫn phải mua vì cần. Elastic demand như đi coi phim thì khác: nếu đắt quá thì ở nhà coi TV hoặc Netflix/Hulu/PrimeVideo còn xăng có đắt thì cũng phải mua để chạy; nhịn thì nhịn cái việc... mua thêm kim cương/hột xoàn chứ không nhịn chạy xe được.

Những nước thuộc khối sản xuất dầu như khối OPEC và Nga là những nước có khả năng tăng giá dầu bằng cách giảm sản xuất (nếu khéo bảo nhau). Mỹ với khả năng fracking (phụ chú E) thì sản xuất thêm dầu (làm giảm giá xăng dầu) nhưng di hại của fracking rất lớn vì số lượng hóa chất độc hại đổ vào sông vào đất.

Mùa du lịch (Hè và Thu) thì thường là giá xăng tăng (nhu cầu tăng) vì quý vị đi chơi xa (cả xe lẫn máy bay, xăng máy bay là loại xăng khá đắt).   

Xin kết bài này là không ai cấm Bê chạy xe "gas-guzzler" (xe ngốn xăng) nhưng giá xăng tăng thì xin đừng kêu ca! Muốn tiết kiệm thì có nhiều cách mà Bê cũng đã biết; xin không liệt kê ra đây.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.

Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Đi bộ (tốn tiền ăn kem chứ không tốn xăng) có lợi cho sức khỏe (đừng ăn quá nhiều kem) nhưng tuổi già có đi được không?

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Which President Oversaw The Highest Gasoline Prices?D. Addressing Reader Feedback On Rising Gasoline Prices

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

Đôi Khi

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay lại xin tản mạn về một đề tài mà vì bận rộn trong cuộc sống, chúng ta không còn nghĩ tới: thân phận người tỵ nạn. Thậm chí chúng ta không nhớ là khi người ta nói tới người tỵ nạn là người ta nói về chúng ta. Thời gian xóa hết, xóa hết cả những bài học trong trường đời...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Có một kỷ niệm buồn mà Đệ mãi không quên: ngày trên đảo Ruồi (Berhala, Letung, Indonesia) anh chị em Nha Y Dược thường thân thiết với nhau hơn nên hay chuyện trò. Một hôm vợ của một anh Bác Sỹ nói với Đệ là người kém học thức thật sự không đáng được đi định cư ở nước văn minh và khi gia đình (người Bác Sỹ này) sang được Âu Châu thì sẽ mãi mãi bye bye cái dân tộc **** **** này, vân vân...

Trên đảo thì vấn đề đi định cư là vấn đề hàng đầu nên tranh dành nhau để được phỏng vấn bởi Mỹ, Âu Châu, Úc là chuyện không lạ. Cái làm Đệ nhớ mãi là cái tâm tư muốn quên cái thân phận tỵ nạn của mình, nó có ngay cả khi mình còn trên bước đường tỵ nạn. Khi đã định cư, một số chúng ta dùng lý do "hội nhập" để mau mau, lẹ lẹ quên đi cái thân phận thật sự của mình.

Phần còn lại của bài này xin nói tới hiện tại và tương lai. Hiện tại là tại biên giới phía Nam của Hoa Kỳ, số trẻ em vượt biên qua Mỹ mà không có cha mẹ tăng nhanh với chính sách biên giới của chính quyền hiện tại. Đúng hay sai của chính sách này thì Đệ xin không bàn tới mà chỉ xin nêu lên một ý nghĩ nhỏ nhoi: nếu năm 1979, người công dân Mỹ, Âu, Úc, vân vân mà làm "đúng" và không thâu nhận người tỵ nạn thì chắc là Đệ chôn đời trên một hoang đảo nào đó. Có khi đã mất xác trên biển (xem Trối Sống)

Đôi khi, đúng không phải là giải pháp, nên (làm) mới là giải pháp.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Lý luận của chúng ta thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Tâm thì thường hằng.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

Kỳ Nhông - Salamander

Thân chào các Bê (*), 

Hôm nay lại xin viết nhăng về nền dân chủ tại Hoa Kỳ. Việc phân chia ranh giới cho mỗi đơn vị bầu cử trong mỗi tiểu bang tại Hoa Kỳ. Đây là một đề tài, phải nói là, phức tạp và được cả hai chính đảng (Cộng Hòa và Dân Chủ) khai thác triệt để khi có thể. 

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Gerrymandering (phụ chú B) là việc chia lại ranh giới cho đơn vị bầu cử (voting district redrawing). Đảng nắm đa số tại Quốc Hội tiểu bang và Thống Đốc tiểu bang sẽ có quyền "vẽ" lại bản đồ bầu cử trong tiểu bang. Việc này: 
  • Xảy ra mỗi mười năm (sau thống kê dân số/national census như 2000, 2010, 2020, vân vân) (1)

  • Đơn vị bầu cử phải liền lạc (geographically contiguous ) nên hình thù thường dài ngòng giống con kỳ nhông nên mới có cái tên là gerrymander (nhại chữ salamander; Gerry là tên một ông Thống Đốc của tiểu bang Massachusetts đầu thế kỷ 19)

  • Do tiểu bang đảm trách (nên có thể giúp phe/đảng đang cầm quyền tại tiểu bang làm tăng khả năng trúng cử cho người cùng đảng). Tuy nhiên giới nghiên cứu cũng không chắc là gerrymandering có hiệu quả mong muốn.
Điểm số 3 ở trên cũng cho thấy sự tranh cãi của giới nghiên cứu nghi ngờ sức mạnh của gerrymandering nhưng cho dầu gerrymandering có hiệu quả lớn hay không thì sự kiện này, phân chia lại ranh giới được cả hai đảng áp dụng mỗi mười năm gây bao tốn kém cũng như tạo sự lầm lẫn, bối rối cho cử tri, là một đề tài đáng nêu lên. 

Thông thường thì đơn vị bầu cử (voting district) được phân định dạng hình vuông (hay hình chữ nhật; hay gồm hình có nhiều cạnh thẳng). Nhưng từ lâu người ta đã thấy là vẽ lại đơn vị bầu cử để số người theo đảng của mình nhiều hơn trong đơn vị thì khả năng thắng cử cho gà nhà là cao hơn. Xin xem hình trong phụ chú C để thấy hình dạng của một đơn vị bầu cử. 

Ngày nay với sự giúp đỡ của máy điện tính thì việc phân định lại đơn vị bầu cử lại càng đưa ra những hình thù kỳ nhông quái dị. Lý do là ngày nay, cách phân định lại phát triển theo phương hướng mới: tìm cho ra những hình thù mà cư dân theo đảng đối lập bị dồn vào một số ít đơn vị. Điều này đồng nghĩa với việc số lớn đơn vị còn lại sẽ gồm cư dân của đảng mình chiếm đa số. 

Theo suy luận thông thường thì nếu gerrymandering mà thành công thì đảng cầm quyền sẽ mãi cầm quyền, có đúng không? Không!
  • Vì cử tri cứ dọn từ nơi này qua nơi khác (có khi qua tiểu bang khác)
  • Vì số cử tri phải bằng nhau cho mỗi đơn vị (đây cũng là lý do các ngài bảo là phải vẽ lại)
  • Vì người tính (với máy tính) vẫn không bằng Trời tính
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân, 

Chú thích: 
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì cứ thắc mắc là sao mình không đổi nhà ở mà lúc thì thuộc đơn vị này khi thì thuộc đơn vị kia. Rồi thì lầm lẫn nơi phải đến để bỏ phiếu.
(1) Có khi tiểu bang (Quốc Hội và Thống Đốc) cho vẽ lại bản đồ giữa thập niên (mid decade gerrymandering) như trong bài báo này: Nevada Republicans could take up mid-decade redistricting

Phụ chú:
D. Gerrymandering: How drawing jagged lines can impact an election - Christina Greer << Nhớ mở phụ đề tiếng Việt nếu cần (vào Setttings/Subtitles và chọn tiếng Việt)

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021

Lợi Tức và Thu Nhập

Thân chào các Bê (*), 

Hôm nay tình cờ mà nghe một ông làm truyền thông huênh hoang lý luận việc chống tăng thuế. Xin nói ngay ra đây là Đệ nghiêng về phía Cộng Hòa và ủng hộ giá trị Cộng Hòa (Republican Values): không nên đánh nhiều thuế vì gánh nặng thuế giết chết thương mại; nhưng nghe ông này nói nên... chịu không nổi mà phải viết bài này. Chung quy ông đưa ra một lập luận mà nghe thì hiểu rõ là ông không phân biệt được hai khái niệm lợi tức (incomes) và thu nhập (revenues)! 
Không hiểu mà ông quá tự tin nên ông lý luận như thật!!! 

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Trước hết xin nói rõ vài điều, là Đệ không phải là:
  • Chuyên gia về thuế vụ.
  • Người làm thuế cho người khác.
  • Bàn về kinh tế/thương mại thì rất khó chứng minh là một luận thuyết đúng hay không. 
    Nhưng nếu luận thuyệt dựa trên sự kém hiểu biết thì thường sai.
  • Các đường dẫn đều chỉ là có tính tham khảo.
    Bê phải tự mình phân tích và tin hay không là tùy Bê.

Thu Nhập

Thu Nhập (revenues) của một cơ sở thương mại là số tiền thâu vào trong năm do bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Số tiền này là số tiền thâu vào nên chắc chắn là chưa trừ ra chi phí như thuê mặt bằng, chi phí cho lương nhân viên, tiền bảo trì xe cộ dùng cho thương mại, chi phí cho cơ sở như điện nước, như nguyên liệu, cả tiền thuế của doanh nghiệp, vân vân. Vì vậy nên thu nhập có thể rất cao.

Lợi Tức 

Lợi tức của người chủ (owner income) là tiền thu nhập trừ đi tất cả các chi phí (kể trên) và chia cho những người chủ (trong trường hợp nhiều chủ hùn vốn). Vì vậy lợi tức của một chủ tiệm Nails thường không quá $400,000 một năm (xem phụ chú C).
Có nghĩa là tăng thuế cho người lợi tức trên $400,000 không ảnh hưởng cho những ai có lợi tức ít hơn $400,000 một năm. Sao người làm ra dưới $400,000 một năm lại đấu tranh chống đề nghị này?
Ông truyền thông kể trên cho là nếu đánh thuế thêm thì doanh nghiệp sẽ tự dẹp tiệm nên hại cho người làm công dù cho lợi tức có thấp hơn $400,000 vì mất việc. Lý luận này cho thấy là người này không am hiểu nhiều về kinh tế tư bản. Nếu là cá nhân Đệ thì. khi phải chọn một trong hai trường hợp thì thà là Đệ đóng thêm thuế (và tìm cách tăng lợi tức cách khác) thay vì dẹp tiệm (cả chủ lẫn thợ đều mất việc, mất lợi tức). Hơn nữa nên nhớ là người thợ có thể "chạy" qua tiệm khác khi tiệm mình đang làm đóng cửa (thí dụ người làm Nails có thể tìm việc làm tương đối dễ nếu không có nạn dịch và nếu tay nghề cao).

Lợi Tức Thật hay Lợi Tức "Thật"?

Thật là thật còn "Thật" là lợi tức khai trên giấy tờ khai thuế. Có khi Thật khác "Thật" mả nhà nước chỉ căn cứ vào giấy tờ để đánh thuế nên lợi tức "thật" lại còn ít hơn lợi tức thật! Nên, trên thực tế, số người khai là làm trên $400,000 lại càng ít hơn. 

Thuế lũy tiến.

Tại Hoa Kỳ hiện nay thì thuế lợi tức theo mô hình lũy tiến (progressive income tax). Có nghĩa là theo đề nghị của TT Biden thì người khai lợi tức trên $400,000 phải chịu nhiều thuế hơn hiện nay. Cho dù đề nghị này thành luật thì không phải là thuế đánh trên $400,000 là 60 tới 62% (tính gộp thuế cả liên bang và tiểu bang). Tỷ lệ thuế này gọi là marginal tax rate. Trên thực tế giới nhà giàu có người khai thuế giỏi có thể giảm thuế khá nhiều nên trên thực tế họ phải trả thuế ít hơn (effective tax rate).
Hơn nữa nếu phải so sánh thì thuế ở Mỹ thấp hơn so với các nước ở châu Âu và Canada (phụ chú H). Nếu cho là TT Biden đưa nước Mỹ đến xã hội chủ nghĩa kiểu Cộng Sản (mà chúng ta đã trải qua) là không đúng.

Một lần nữa, Đệ xin xác minh là Đệ ủng hộ việc không tăng thuế nhưng không vì sợ nước Mỹ thành XHCN mà là vì Đệ ủng hộ giá trị Công Hòa. Tuy nhiên, nên nhớ là giá trị gì thì cũng phải lo cho an sinh và sức khỏe của người dân.
 
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân, 

Chú thích: 
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. 

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. How Much do Nail Salon Owners Make?