Thân chào các Bê (**),
Cứ mỗi khi Hè đến thì các Bê sống tại Hoa Kỳ lại có dịp được con cháu hoặc bạn bè mời đi dự lễ ra trường cho các học sinh và sinh viên mãn khóa Trung Học, Đại Học, hoặc Thạc Sĩ/Tiến Sĩ (1). Năm nay Đệ lại nhớ đến năm 2010 khi Đệ hoàn tất nhiệm vụ do BB(2) giao phó: lấy cho xong cái bằng Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA, Master of Business Administration).
Dạ, dạ Đệ xin vào đề....
Đệ học xong chương trình MBA vào năm 2010 và đã được chọn làm người đại diện khóa MBA của trường đại học tư Saint Mary's University of Minnesota (SMUMN) để đọc diễn văn của sinh viên thủ khoa (valedictorian speech). Trường này là do các Brothers (Frères, Sư Huynh) dòng La San (LaSalle) lập ra. Sau những năm, ngày thì làm, đêm thì học, Đệ chỉ cảm thấy là đã trút hết được gánh nặng dùi mài kinh sử sau khi bảo vệ xong luận án. Đến khi Thầy Phó Khóa của trường gởi điện thư hỏi là có muốn đọc diễn văn ngày ra trường không thì trả lời cho văn phòng khoa. Đệ trả lời ngay là... "Thanks but no thanks! (Xin cám ơn nhưng... thôi!)" Vinh dự đấy nhưng mệt quá mà lại lười nữa. Hai tuần sau, thầy lại gởi bức thư "cuối cùng" (final letter) hỏi suy nghĩ kỹ chưa, mà chối từ. Nghĩ đi nghĩ lại thì kể cũng là một cơ hội cả đời chưa chắc có để lên đài diễn thuyết... Phần còn lại thì Bê cũng đoán là... chuyện đã đi vào lịch sử..
Sau khi gởi điện thư nhận lời với văn phòng Khoa thì Khoa mới gởi các quy định mà bài diễn văn phải tuân thủ: nộp bản thảo trước ngày định sẵn để khoa còn... duyệt; nếu không đạt thì phải viết lại! Và cả bài chỉ được thuyết trong vòng ba phút đồng hồ!!! Ngày ấy Đệ cũng đã khá quen thuộc với luật diễn thuyết trong hội diễn thuyết Toastmasters International. Trong sinh hoạt của hội thì bài diễn thuyết là khoảng 7 phút; nhưng bài diễn văn ra trường chỉ có 3 phút; nên cũng là khó viết cho có đầu có đuôi. Mà phải trình bầy (deliver) trong vòng 3 phút. Hừm...
Khỏi phải nói... thì lao đã phóng rồi... Lại phải thức đêm, thức hôm, viết tới viết lui... Nộp bản thảo bị trả lại với... vài ý kiến (xây dựng) của văn phòng Khoa. Nhưng rồi thì "sản phẩm" đã đến với người tham dự lễ ra trường vào tháng 10 năm đó (nguyên văn tiếng Anh ở phụ chú A).
Hồng Kông thì quá xa, Hollywood thì chỉ cho thâu tiếng. |
Tại sao lại khoe bài thuyết trình này?
Có thì trước sau gì cũng "phải" khoe thôi! Tại sao giờ mới khoe? Thì cũng gần 5 năm rồi (Tháng 10, Năm 2010). Nếu bài này đến với Bê và sau đó Bê khuyến khích con hay cháu học MBA thì Đệ thấy bị mang tiếng là khoe khoang cũng được. Theo thiển ý thì chương trình MBA rất thú vị cho người, suốt đời, học về khoa học cơ bản và khoa học thực nghiệm như Đệ; bởi vì, MBA không những là một khoa học mà còn là một nghệ thuật về lãnh vực kinh doanh/lãnh đạo nữa. Khó là khó ở chỗ ngành này không có “chân lý/định lý muôn đời”: kiến thức về kinh doanh/lãnh đạo thì đúng là... tùy nơi, tùy thời. Yếu tố may mắn, “right place, right time”, xã hội có “chín mùi” cho động thái kinh doanh/lãnh đạo hay không là những yếu tố (factors) rất quan trọng cho sự thành công trong kinh doanh.Mà người có bằng MBA nếu được làm đúng việc thì thường là nắm trong tay việc làm của nhiều nhân viên và cả sự hưng thịnh của một phần hoặc toàn công ty. Một MBA nửa mùa, mất việc thì đã đành nhưng thường là làm hại rất nhiều người trong phần trách nhiệm của mình. Người ta thường nói về hard skills và soft skills là vì vậy: hard skills là kỷ năng về ngành nghề (như khả năng kỹ sư và xác xuất/thống kê cũng những kỹ thuật thương mại), còn soft skills là kỷ năng giao tiếp/điều hành với con người (làm chung với mình hoặc khách hàng của mình). MBA là chương trình học nhằm mục đích trau dồi cả hard skills và soft skills...
Sau khi hoàn tất chương trình, Đệ mới thấy là đa số kỹ sư về kỹ thuật, bằng cách này hay cách khác, còn quá lý tưởng và ngây thơ khi sáng chế/thiết kế ra sản phẩm. Nếu không có sự hỗ trợ của những nhóm/ngành khác như Tiếp Thị/Quảng Cáo (Marketing/Advertising) hoặc Lực Lượng Bán Hàng (Sales) thì sản phẩm có thể không được người mua biết đến và tiêu thụ. Kỹ sư với kiến thức của MBA sẽ như "Hổ thêm cánh/Rồng thêm vây" và dễ được đề bạt làm PM (Project Manager) cho các dự án của hãng.
Đó là lý do đủ để khoe rồi, phải không?
Chúc Bê một cuối tuần vui vẻ.
Thân,
Chú thích:
(*) "Ba Phút Vinh Quang" là bắt chước cách người Mỹ hay nói: "Mười lăm phút được nổi tiếng" (Fifteen minutes of fame). Câu sau này là để chế diễu những người làm đủ mọi cách để xuất hiện trên TV; trong đời mà được lên truyền hình mười lăm phút là... quá đã!!!
(**) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê 60 rồi thì chắc đã chán diễn văn (discours/speech) lắm rồi! Thế mà khi lễ ra trường xong thì có một bà Sister lớn tuổi, đến nói chuyện và bà đã nói là đã lâu lắm rồi bà mới được nghe một bài diễn thuyết hay. Đệ quên không hỏi tên của bà vì người nhà cứ ơi ới gọi đi chụp hình...
(1) Mỗi lễ ra trường (bậc đại học trở lên) thì trường lớn thường hay mời diễn giả nổi tiếng về diễn thuyết (keynote speaker). Bài này không nói về bài diễn văn của diễn giả được mời mà nói về bài diễn văn của sinh viên thủ khoa khi tốt nghiệp.
(2) BB là chữ tắt của Big Boss và xin đọc theo lối Mỹ là "Bi Bi". BB là xếp lớn nhất ở nhà; không có xếp trong hãng nào có thể lớn hơn BB. Lần đầu khi nội tướng của Đệ nghe mình lên chức BB thì BB lườm nguýt dữ quá. Bây giờ nghe thì BB chỉ cười cười..
Phụ chú:
A. Diễn văn ở dạng PDF.
B. Nhờ ông Gúc Gồ (Google Translate) dịch như sau (có nhiều cầu phải sửa lại nhưng... lười quá). Rất mong Bê sẽ đọc bản gốc (Phụ chú A, ở trên) rồi nếu cần hẵng đọc bản dịch của Google Translate (GT). GT dịch còn sai nhiều lắm, thí dụ chữ "patient" có hai nghĩa: 1) bệnh nhân hoặc 2) sự kiên nhẫn (nghĩa trong bài diễn văn này). Ông Gúc Gồ cứ thế dịch là bệnh nhân!!!
"Thưa quý vị, và đặc biệt là bạn-lớp tốt nghiệp, cảm ơn bạn cơ hội này để phản ánh về hành trình giáo dục và kinh nghiệm tại Đại học Saint Mary, nhưng trước khi tôi bắt đầu ... "Tôi thách thức bạn học cùng lớp của tôi phải đứng lên và đọc thuộc lòng các" Mười hai Virtues của một Tốt Teacher ", như được nêu bởi Thánh John Baptist de La Salle" (tạm dừng) Tôi chỉ đùa thôi! Tôi không thể làm điều đó bản thân mình hoặc bằng lòng như vậy không có cần cho bạn để tình nguyện. Tuy nhiên, tôi có thể nói với bạn rằng các nhân đức là những nguyên tắc quan trọng có thể giúp chúng tôi phát triển con người là tuyệt vời. Kinh nghiệm quá khứ của tôi là một ví dụ. Hơn 30 năm trước, khi tôi lần đầu tiên đến Mỹ, tôi có thể không đủ khả năng để khởi động lại cuộc sống của tôi với một nền giáo dục sẽ đảm bảo một công việc tốt cho tôi. Tôi đã tổ chức một bằng cử nhân Dược đó là vô ích (không được công nhận) ở Mỹ, vì vậy tôi khởi động lại cuộc sống lao động làm công trình của tôi để có thể tự hỗ trợ và hỗ trợ gia đình của tôi. Nó sẽ không được trung thực nói với bạn rằng tôi đã có một tầm nhìn rõ ràng rằng 30 năm sau, tôi sẽ được tốt nghiệp hãy để một mình đứng trước mặt bạn nói. Tôi đã mất phương hướng và bối rối về một nền văn hóa Mỹ hoàn toàn xa lạ. Tôi không biết làm thế nào để đi về ngoài những điều cơ bản của "Hi, how are you?" Và "Tôi tốt! Cám ơn ". Tuy nhiên, kể từ ngày đầu tiên ở Mỹ, tôi cứ mơ ước rằng một ngày nào đó tôi sẽ trở lại trường học. Mà tôi đã làm vào năm 1985! Tôi đã mất năm năm để được ngồi trong một lớp học một lần đầu tiên một lần nữa và nó đã cho tôi thêm năm năm kiên nhẫn đi qua một chương trình đại học bốn năm sử dụng từ điển lớn và nặng tiếng Anh-Việt và Việt-Anh của tôi, tất cả thời gian. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của tôi và những gì mang tôi đến đây. Cho đến nay, tôi đã đi vòng tròn đầy đủ về giáo dục của tôi: 40 năm trước, tôi đã tham dự một trường tiểu học Lasallian tại Việt Nam và đã được giảng dạy với các giá trị Lasallian từ những ngày đó. Năm nay, trong một trong các khóa học của tôi tại St. Mary của tôi đã có một cơ hội để nhắc lại các đặc sủng Lasallian qua Virtues Mười Hai. Tôi phải thừa nhận rằng tôi vẫn còn phải vật lộn với rất nhiều các nhân đức. Tuy nhiên, một trong những đức tính mà đến với tâm là sự kiên nhẫn. Trong 30 năm làm việc toàn thời gian và học tập tại Mỹ, những gì làm cho tôi nổi bật so với tất cả những người khác đã không đến như xa như tôi ngày hôm nay? Là nó thông minh của tôi? Không hẳn! Isaac Newton đã từng nói và tôi báo: ". Nếu tôi đã từng thực hiện bất kỳ khám phá có giá trị, nó đã được do hơn cho bệnh nhân chú ý, hơn là bất kỳ tài năng khác" Trong phản ánh, kiên nhẫn và siêng năng đi mặc dù những thăng trầm trong cuộc sống và trong trường học là những gì mang tôi đến nơi tôi ngày hôm nay. Những kinh nghiệm mà tôi đã có với St. Mary là chủ yếu là tuyệt vời và mở mắt cho tôi. Tôi học được rất nhiều từ các giáo viên và các bạn cùng lớp của tôi. Tôi thích làm việc trên các dự án trường học và các tương tác mà chúng tôi đã có với nhau. Tuy nhiên, có những khoảnh khắc khi tôi đã thất vọng với một số bạn cùng lớp của tôi và với một vài trong số các giảng viên của tôi. Nếu không có tập luyện kiên nhẫn, tôi sẽ không hợp tác với những người khác. Kết quả là đáng nhắc đến: công trình chất lượng hơn đã được thực hiện với sự kiên nhẫn và sự siêng năng của tôi hơn tôi nghĩ. Vâng, tôi chỉ mới bắt đầu thích tất cả các bạn cùng lớp của tôi sau đó chúng tôi đi đến kết thúc chương trình! Nếu tôi bắt đầu vào chương trình Thạc sĩ thứ ba của tôi hoặc một vị tiến sĩ, tôi hứa tôi sẽ kiên nhẫn với tất cả các bạn cùng lớp của tôi từ đầu chương trình. Tại sao tôi nói cho bạn câu chuyện của tôi? Bởi vì câu chuyện của tôi không phải là duy nhất! Mỗi bạn, tốt nghiệp ngày hôm nay, phải có kinh nghiệm tương tự. Newton, tôi hay bất kỳ của bạn, chúng tôi có thể dựa vào được bệnh nhân để đạt được những điều tuyệt vời. Bạn muốn đã chọn Đại học St. Mary là sự lựa chọn của bạn cho giáo dục. Một hoặc nhiều hơn các giá trị Lasallian phải là những giá trị mà bạn muốn có. Tôi chắc chắn rằng bên cạnh sự kiên nhẫn và thận trọng, bạn có thể thực hành các đức tính khác mà đã giúp con bạn thông qua hành trình giáo dục của bạn, nó là trọng lực / độ nghiêm trọng, sự im lặng, khiêm tốn, thận trọng, khôn ngoan, dự trữ, hiền hòa, nhiệt huyết, lòng đạo đức, hay bố thí. Hãy để những đức tính hướng dẫn tất cả chúng ta qua cuộc sống để làm cho hành tinh này một nơi tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai sắp tới. Con đường đưa chúng tôi ở đây là một thách thức và khó khăn, nhưng chúng ta có thể tận hưởng những giây phút ngày hôm nay, có lẽ cả tuần vào tuần tới, hoặc ngay cả những phần còn lại của năm, nhưng sau đó đi làm và hãy kiên nhẫn với bản thân, gia đình của bạn, sử dụng lao động của bạn, và đất nước của bạn: đi ra ngoài và làm cho một sự khác biệt. Một lần nữa, Xin chúc mừng và xin Chúa chúc lành!"
(Lý do Đệ cứ tò mò xem ông Gúc Gồ dịch ra sao là tại vì ngành điện toán "Analytics" mà Đệ đang làm rất chú trọng đến ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language; NL). Ngôn ngữ tự nhiên như tiếng Anh, tiếng Việt là rất khó cho máy tính "hiểu" được đúng nơi đúng chỗ. Thí dụ chữ "patient" khi nào thì dịch là bệnh nhân, khi nào thì dịch là tính kiên nhẫn. Một thí dụ nữa là nếu bài văn có chữ JFK thì phải hiểu là tên ông Tổng Thống Hoa Kỳ, hay tên một Thư Viện, hay tên một cái chiếc cầu, hay tên một thành phố, vân vân...)
(1) Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài